Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp Việt Nam theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế: Mô hình nghiên cứu lý thuyết


Bài viết tiếp cận các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan đến nội dung ứng dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) để xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết. Phục vụ nghiên cứu vận dụng IAS để hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp (DN) Việt Nam (tập trung chính vào các DN kinh doanh xuất nhập khẩu). Qua đó, làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán các khoản chênh lệch này trong các DN theo IAS.

Ngày 31/12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo ASEAN (trong đó có Việt Nam) đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). AEC tạo ra không chỉ cơ hội, mà còn nhiều thách thức cho các DN Việt Nam. Một trong những thách thức mà các DN Việt Nam phải đối mặt đó là các vấn đề tham gia vào việc cung cấp và trao đổi các thông tin, dữ liệu tài chính. Đây cũng là vấn đề nóng được nhiều cơ quan chức năng, DN, cũng như các nhà đầu tư quan tâm.

Trên thực tế, bản thân Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XXI đang tồn tại những điểm không phù hợp với IAS. Đặc biệt, với sự ra đời của bộ 3 Thông tư: Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 202/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC đã khiến cho 26 VAS tồn tại những vấn đề không phù hợp với chính chế độ kế toán trong nước.

Mặt khác, trong “Chiến lược phát triển Kế toán – Kiểm toán Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã khẳng định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS. Như vậy, trong tương lai các báo cáo tài chính (BCTC) được lập theo IFRS vẫn phải dựa trên những ghi chép ban đầu, theo đó, những ghi chép này cũng cần thực hiện theo IAS.

Trong các DN có giao dịch liên quan đến ngoại tệ, yêu cầu kế toán phải thực hiện ghi nhận các giao dịch kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ trong kỳ và cuối kỳ một cách thường xuyên, liên tục. Việc ghi chép, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong quá trình quy đổi từ đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam theo VAS - VAS10 với IAS - IAS21, hiện đang chưa có sự nhất quán, cũng như hòa hợp. Đây có thể coi là một vấn đề khó khăn đối với các DN có phát sinh giao dịch này muốn công bố số liệu kế toán tài chính trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Trong những năm qua, tại Việt Nam, cũng như các quốc gia trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về IAS, cũng như IFRS, được công bố. Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung xoay quanh các chủ đề như: Sự phù hợp giữa IAS /IFRS với chuẩn mực kế toán của các quốc gia, những khó khăn, lợi ích trong việc áp dụng IAS /IFRS, nghiên cứu về ứng dụng IAS /IFRS tại các quốc gia thông qua nghiên cứu thực nghiệm và ảnh hưởng của IAS /IFRS tới tính minh bạch của các BCTC tại các quốc gia trên thế giới. Mặc dù, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến IAS, song phần lớn các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào IFRS. Còn các nghiên cứu về IAS mới chỉ tập trung so sánh, đánh giá mức độ hòa hợp giữa VAS với IAS, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về việc ứng dụng IAS trong một loại hình DN cụ thể, đặc biệt là đối với các DN kinh doanh xuất nhập khẩu.

Đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết về ứng dụng IAS để xử lý kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các DN

Để có cơ sở cho nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp vận dụng IAS nhằm hoàn thiện kế toán các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các DN Việt Nam, tác giả xin đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết liên quan đến vấn đề này (Hình 1).

Hình 1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất về ứng dụng IAS, để kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các DN

 

(Theo đề xuất của tác giả)

Theo mô hình này, khi nghiên cứu ứng dụng IAS nhằm hoàn thiện kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các DN cần thu thập các dữ liệu, tài liệu kế toán có liên quan đến công tác kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh, trong các giao dịch kinh tế có sử dụng ngoại tệ tại các DN.

Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái, kết hợp đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này.

Trong điều tra, thu thập dữ liệu, nghiên cứu sẽ thực hiện lấy ý kiến của 2 nhóm đối tượng, đó là nhóm DN và nhóm các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách.

Dựa trên dữ liệu điều tra, thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các DN kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhân tố tác động, bài học quốc tế để đề xuất giải pháp vận dụng IAS một cách phù hợp.

Kết luận

Mô hình nghiên cứu lý thuyết về ứng dụng IAS, nhằm hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các DN mà tác giả đưa ra kết hợp với phương pháp nghiên cứu phù hợp. Với mong muốn, sẽ giúp cho các nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến ứng dụng IAS trong những loại hình DN cụ thể, khoản mục kế toán cụ thể, có những bước đi đúng hướng và hiệu quả./.

 

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hoài Hương (2010), “Mức độ hài hòa giữa VAS và IAS”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, ĐH Đà Nẵng, số 5 (40), Trang 155 - 164.

2. IFRS Foundation (2016), Financial Reporting Standards for the World Economy.

3. Olfa Nafti, Emna Boumedieneand Salem Lotfi Boumediene (2013), IAS-IFRS Adoption Impact on Accounting Information: The Case of France, Journal of Modern Accounting and Auditing, Vol. 9, No. 3, 321-334.

4. Pascal Dumontier and Bernard Raffournier (1998), Why Firms Comply Voluntarily with IAS: An Empirical Analysis with Swiss Data, Journal of International Financial Management & Accounting 9:3, P216-245.

5. Salvador Carmona and Marco Trombetta (2008), On the global acceptance of IAS/IFRS accounting standards: The logic and implications of the principles-based system, Journal of Accounting and Public Policy, Volume 27, Issue 6, November-December 2008, Pages 455-461.

Thông tin tác giả

*NCS. Nguyễn Thị Kim Huyền

Bộ môn Kế toán DN Công nghiệp -Khoa Kinh tế Công nghiệp - Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên.

Email: kimhuyen84@tnut.edu.vn; Tel: 01276.425.704

Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán.

Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) - Bài viết của NCS Nguyễn Thị Kim Huyền - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên

Xem thêm
Nội dung cơ bản của Luật Kế toán 2015 liên quan đến trình bày và công bố thông tin trên báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

Nội dung cơ bản của Luật Kế toán 2015 liên quan đến trình bày và công bố thông tin trên báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

Vận dụng mô hình Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Việt Nam

Vận dụng mô hình Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Việt Nam

Hoàn thuế GTGT phát sinh cho giai đoạn trước khi sản phẩm thuộc diện không chịu thuế GTGT

Hoàn thuế GTGT phát sinh cho giai đoạn trước khi sản phẩm thuộc diện không chịu thuế GTGT

Nộp thuế điện tử với cá nhân có tài sản cho thuê: Tiện ích đa chiều

Nộp thuế điện tử với cá nhân có tài sản cho thuê: Tiện ích đa chiều

Ảnh hưởng của Kế toán Nợ khó đòi đến Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp

Ảnh hưởng của Kế toán Nợ khó đòi đến Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp

Đối tác
HAA
ACCA
CPA AUSTRALIA
ICAEW
Quảng cáo
PACE
Fast Accounting Online
CIMA
RSM DTL Auditing – Member RSM network
Tổng công ty du lịch Sài Gòn | Saigontourist
Smart Train
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN CHUẨN VIỆT
Đại Học Ngân Hàng - Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh