- Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Biên Hoà - tỉnh Đồng Nai
- Phương pháp tiếp cận theo định hướng rủi ro trong kiểm toán nội bộ hoạt động đào tạo tại các trường đại học công lập
- Ngành kiểm toán trong đại dịch Covid-19: Sử dụng phương pháp kiểm toán từ xa
- Lực lượng lao động số tương lai trong lĩnh vực kiểm toán
- Kế toán tài sản cố định, khoảng cách giữa chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực Việt Nam
Tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam
Giáo dục đại học đóng vai trò là hệ thống nuôi dưỡng của mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, là nguồn cung cấp nhân lực cần thiết để phục vụ các công tác sản xuất, kinh doanh, quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy, nghiên cứu… Sự tăng trưởng và phát triển của giáo dục đại học phụ thuộc vào hiệu quả quản lý tài chính của các trường đại học. Quản lý tài chính liên quan đến quyết định của tổ chức về cách tạo nguồn quỹ, kiểm soát các nguồn tài chính thông qua kiểm soát tài chính, phân bổ nguồn tài chính và các biện pháp giải trình trách nhiệm (Munge và các cộng sự, 2016). Vì thế, việc nghiên cứu tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học là vấn đề bức thiết trong bối cảnh xu hướng tự chủ đại học ngày càng phổ biến hiện nay.
Bài viết của Vũ Thị Liên * Kiểm toán Nhà nước đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số tháng 6/2021 của TW Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.