- Thực hiện kế toán xanh ở Việt Nam: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ trong quản lý rủi ro thuế trên cơ sở tiếp cận khung lý thuyết nền
- Thực trạng và giải pháp căn cơ để phục hồi và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam bền vững
- Ảnh hưởng quản trị lợi nhuận đến giá cổ phiếu - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
- Tiêu chuẩn đánh giá bằng chứng kiểm toán
Nhu cầu của doanh nghiệp với đào tạo kế toán trong điều kiện kinh tế số hiện nay
PGS.TS. Bùi Quang Hùng*
PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh*
* Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, doanh nghiệp (DN) có những nhu cầu đặc biệt đối với đào tạo kế toán (ĐTKT) để đảm bảo rằng, nhân viên kế toán của họ có đủ kỹ năng và hiểu biết để đối mặt với thách thức và cơ hội trong môi trường kinh doanh số. DN đòi hỏi người làm kế toán phải có kiến thức sâu rộng về công nghệ, bao gồm: sự hiểu biết vững về phần mềm kế toán, các công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo và big data, có kỹ năng thực hành cao. Đồng thời, DN cũng luôn muốn nhân viên có khả năng áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, từ việc xử lý dữ liệu đến tạo ra báo cáo chi tiết.
Do tăng cường về an ninh mạng và quản lý rủi ro, DN muốn nhân viên kế toán hiểu biết về an toàn thông tin, có khả năng đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu tài chính. DN sẽ đánh giá cao kỹ năng chiến lược và khả năng hiểu biết về kế toán quản trị, giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của DN và đưa ra quyết định chiến lược. Các DN hoạt động quốc tế đặc biệt quan tâm đến những nhân viên kế toán có kiến thức và hiểu biết về các chuẩn mực kế toán quốc tế như IFRS; nhân viên kế toán hiểu biết sâu sắc về ngành nghề của họ, từ các vấn đề thuế thu nhập đến các quy định và thay đổi pháp luật liên quan, nhân viên kế toán cần có những kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy logic, và khả năng làm việc nhóm cũng rất quan trọng, luôn có khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường đa dạng và thay đổi nhanh chóng.
Thực tế, môi trường kinh tế số đặt ra yêu cầu về sự liên tục học và nâng cao kỹ năng. DN mong đợi, nhân viên kế toán không ngừng cập nhật kiến thức và theo đuổi các chứng chỉ và khóa học liên quan. Kinh tế số đặt ra yêu cầu về sự liên tục học và nâng cao kỹ năng. DN mong đợi nhân viên kế toán, không ngừng cập nhật kiến thức và theo đuổi các chứng chỉ và khóa học công nghệ. Sự linh hoạt trong quá trình đào tạo là quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu về đào tạo trực tuyến và các phương thức linh hoạt khác ngày càng tăng các DN đang tìm kiếm nhân viên kế toán không chỉ có kiến thức chuyên môn, mà còn có khả năng thích ứng và phát triển trong môi trường kinh tế số đầy thách thức. Bài viết chủ yếu nói về: “Nhu cầu của DN với ĐTKT trong điều kiện kinh tế số hiện nay”.
Từ khóa: kinh tế số, chương trình đào tạo kế toán, tích hợp công nghệ kế toán.
Abstract
In the current landscape of the digital economy, businesses have specific requirements for accounting training to ensure that their accounting staff possesses the necessary skills and understanding to tackle challenges and opportunities in the digital business environment. Enterprises demand that their accountants have extensive knowledge of technology, including a solid understanding of accounting software, blockchain technologies, artificial intelligence, and big data. Practical skills are also crucial, as businesses want employees who can apply their knowledge to real-world situations, from handling data to generating detailed reports. With the increasing focus on cybersecurity and risk management, businesses seek accountants who understand information security and have the ability to ensure the security of financial data. Strategic skills and an understanding of managerial accounting are highly valued, as they provide a comprehensive view of the company’s financial situation and support strategic decision-making. International businesses are mainly interested in accountants with knowledge of international accounting standards such as IFRS (International Financial Reporting Standards). Accountants need in-depth industry knowledge, ranging from income tax issues to relevant regulations and legal changes. Soft skills such as communication, logical reasoning, and teamwork are also crucial, as is the ability to work effectively in diverse and rapidly changing environments. The reality of the digital economic environment necessitates continuous learning and skill enhancement. Businesses expect accountants to continuously update their knowledge and pursue relevant certifications and technology-related courses. Flexibility in training is essential, especially with the increasing demand for online training and other flexible methods. Businesses are actively seeking accountants who possess specialized knowledge and can adapt and thrive in the challenging digital economic environment. This article primarily addresses the business demand for accounting training in the current digital economy.
Keywords: digital economy, accounting training programs, integrated accounting technology.
JEL Classifications: I22, I23, I29.
DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.01202405
Xu hướng tự động hóa các quy trình kế toán
Xu hướng tự động hóa các quy trình kế toán đang trở thành một phần quan trọng trong ngành kế toán và tài chính. Điều này giúp DN tăng cường hiệu suất, giảm thiểu sai sót, và tối ưu hóa quy trình làm việc. Những xu hướng chính liên quan đến tự động hóa quy trình kế toán, gồm:
Sử dụng phần mềm kế toán đám mây, rôbốt kế toán, tự động hóa hóa đơn điện tử và xử lý hóa đơn, hệ thống kế toán thông minh, tích hợp blockchain, chatbots và hệ thống hỗ trợ trực tuyến, tích hợp với công nghệ loT, quản lý chi tiêu tự động, tự động hóa báo cáo tài chính, phát triển dashboard tài chính tự động, hệ thống kế toán thời gian thực.
Tự động hóa các quy trình kế toán không chỉ giúp DN tiết kiệm thời gian và nguồn lực mà còn tăng cường tính chính xác và minh bạch trong quản lý tài chính. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh kinh tế số nơi mà sự linh hoạt và hiệu quả là chìa khóa cho sự thành công. Chính vì vậy, lĩnh vực kế toán cũng phải điều chỉnh và áp dụng các phương pháp mới để đáp ứng với sự phát triển của công nghệ và xu hướng số hóa.
Một số điểm quan trọng về kế toán trong bối cảnh kinh tế số
Việc chuyển đổi từ hệ thống kế toán truyền thống sang hệ thống kế toán số là quan trọng để tối ưu hóa quá trình ghi chép, báo cáo và phân tích dữ liệu tài chính, như:
- Sử dụng đám mây cho việc lưu trữ dữ liệu kế toán giúp tiết kiệm chi phí về cơ sở hạ tầng và tăng tính linh hoạt trong việc truy cập thông tin từ mọi nơi.
- Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn để phân tích thông tin tài chính và kinh doanh giúp tạo ra những chiến lược quản lý hiệu quả.
- Sử dụng blockchain để cải thiện tính minh bạch và an toàn trong quá trình ghi chú kế toán, đặc biệt là trong việc xác nhận giao dịch. Áp dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa thông minh để thực hiện các công việc lặp lại, giảm nguy cơ sai sót và tăng hiệu suất.
- Sử dụng hóa đơn và thanh toán điện tử để giảm thời gian xử lý và giúp quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn.
- Tăng cường bảo mật thông tin để ngăn chặn rủi ro mất dữ liệu và tấn công mạng, đặc biệt khi dữ liệu kế toán có giá trị lớn.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định và chuẩn mực kế toán trong môi trường kinh tế số, bao gồm cả việc hiểu rõ về các quy định về thuế điện tử và bảo vệ dữ liệu.
- Đào tạo và phát triển nhân sự sử dụng công nghệ mới và cập nhật kiến thức để đảm bảo họ có thể làm việc hiệu quả trong môi trường kế toán số.
- Sử dụng các công cụ kết nối để tạo ra môi trường làm việc tích hợp, nâng cao khả năng tương tác và truyền thông giữa các bộ phận khác nhau trong DN.
Kế toán trong kinh tế số đòi hỏi sự linh hoạt và sẵn sàng áp dụng các công nghệ mới, để tối ưu hóa quá trình kế toán và cung cấp thông tin chiến lược hơn cho quản lý DN.
Yêu cầu của ĐTKT trong bối cảnh kinh tế số
ĐTKT trong bối cảnh kinh tế số, đòi hỏi sự cập nhật kiến thức và kỹ năng mới, phản ánh xu hướng công nghệ hiện đại. Dưới đây là một số yêu cầu quan trọng cho người học và người giảng dạy trong lĩnh vực ĐTKT. Sinh viên kế toán cần có kiến thức vững về công nghệ, đặc biệt là về các công nghệ mới, như: trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data và phân tích dữ liệu, kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán thành thạo với các phần mềm kế toán hiện đại là quan trọng. Người học cần biết cách sử dụng các công cụ như ERP (Enterprise Resource Planning), phần mềm quản lý tài chính và phần mềm phân tích dữ liệu.
Năng lực làm việc độc lập, khả năng tự quản lý công việc và làm việc nhóm là quan trọng, đặc biệt khi kế toán ngày càng trở thành một phần không thể thiếu của quy trình quản lý toàn diện trong DN. Sinh viên cần hiểu biết về các quy định pháp luật và chuẩn mực kế toán, bao gồm: cả luật thuế điện tử và các quy tắc an toàn thông tin, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, khả năng phân tích thông tin tài chính và giải quyết vấn đề là quan trọng để đảm bảo người học có thể đưa ra quyết định thông tin dựa trên dữ liệu; kỹ năng giao tiếp kế toán không chỉ là về số liệu, mà còn liên quan đến việc giải thích và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng cho các bên liên quan; khả năng thích ứng và học hỏi liên tục với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và môi trường kinh doanh, người học cần có tinh thần thích ứng và sẵn sàng học hỏi liên tục để không bị lạc hậu; tư duy chiến lược và quản lý thời gian nắm vững tư duy chiến lược để hiểu rõ về mục tiêu và hướng đi của DN, kết hợp với khả năng quản lý thời gian hiệu quả; đào tạo về bảo mật thông tin với sự tăng cường về kỹ thuật số, kiến thức về bảo mật thông tin là quan trọng để ngăn chặn rủi ro mất dữ liệu và tấn công mạng.
Hiểu biết về cách quản lý dữ liệu và quy trình kinh doanh là quan trọng để có thể tích hợp kế toán vào các quy trình tổ chức một cách hiệu quả. Như vậy, việc ĐTKT trong bối cảnh kinh tế số đòi hỏi sự đa nhiệm, linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh chóng với các xu hướng công nghệ mới.
ĐTKT trong bối cảnh kinh tế số của các trường đại học trên thế giới
ĐTKT trong bối cảnh kinh tế số là một ưu tiên quan trọng đối với nhiều trường đại học trên thế giới. Xu hướng và biện pháp mà các trường đại học thường thực hiện để đáp ứng yêu cầu của thế giới kinh tế số, bao gồm:
- Các trường đại học thường tạo ra chương trình học linh hoạt để cung cấp cho sinh viên sự lựa chọn trong việc chọn môn học phản ánh xu hướng mới nhất trong kế toán số.
- Các chỉ tiêu học kỳ ngắn với nội dung học tập chủ động và linh hoạt, giúp sinh viên có thể nhanh chóng học và áp dụng kiến thức mới.
- Chương trình học thường tích hợp công nghệ kế toán, như sử dụng phần mềm kế toán, hệ thống ERP (Enterprise resource planning) và công nghệ trí tuệ nhân tạo.
- Tăng cường chương trình thực hành và dự án nghiên cứu để giúp sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tế và phát triển kỹ năng thực hành.
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với DN và tổ chức để đảm bảo rằng, sinh viên có cơ hội thực tập và được giáo dục theo hướng thực tế.
- Cung cấp các chứng chỉ và khóa học ngắn hạn về công nghệ kế toán để nâng cao kỹ năng cụ thể và cập nhật thông tin mới nhất.
- Tuyển dụng giảng viên có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực kế toán và công nghệ để giảng dạy và hỗ trợ sinh viên hiểu rõ về ứng dụng thực tế.
- Cung cấp Chương trình MBA kế toán và công nghệ, để giúp sinh viên có cái nhìn chiến lược về lĩnh vực này và phát triển kỹ năng quản lý, liên kết với các DN và tổ chức nghề nghiệp trên toàn cầu. Để đảm bảo rằng, chương trình học phản ánh yêu cầu của thị trường lao động toàn cầu.
- Sinh viên tự học và tự chủ trong quá trình học, đồng thời cung cấp các nguồn tài nguyên trực tuyến để họ có thể tiếp cận thông tin mới một cách dễ dàng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên và giảng viên tham gia vào các dự án nghiên cứu và sáng tạo mới trong lĩnh vực kế toán và công nghệ, tổ chức các sự kiện đối thoại và hợp tác quốc tế để sinh viên có cơ hội giao lưu và học hỏi từ các nền giáo dục khác nhau.
Các trường đại học đang không ngừng nỗ lực để đảm bảo rằng, ĐTKT của họ phản ánh đầy đủ xu hướng và yêu cầu của kinh tế số ngày nay, cung cấp cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong ngành nghề này.
Kinh nghiệm ĐTKT trong bối cảnh kinh tế số ở Mỹ
ĐTKT ở Mỹ trong bối cảnh kinh tế số, họ tập trung vào việc cung cấp kiến thức, kỹ năng mới nhất về công nghệ và quy trình kế toán hiện đại, cụ thể:
- Các trường đại học và tổ chức ĐTKT thường cung cấp chương trình học về công nghệ kế toán, trong đó bao gồm các môn như phần mềm kế toán, big data, analytics và blockchain. Các chứng chỉ và khóa học ngắn hạn để cập nhật kiến thức về các công nghệ mới và ứng dụng chúng trong lĩnh vực kế toán.
- Chương trình học thực tế được đưa ra như các dự án thực tế và hợp tác với DN để sinh viên có thể áp dụng kiến thức vào thực tế.
- Các chương trình MBA kế toán thường kết hợp giảng dạy về kế toán, quản lý với những khía cạnh về công nghệ và kỹ năng lãnh đạo. Kết hợp công nghệ và kế toán để tối ưu hóa quá trình làm việc và cung cấp thông tin chiến lược cho quản lý.
- Chương trình học quốc tế với sự toàn cầu hóa, nhiều trường học tại Mỹ cung cấp các chương trình học quốc tế để giúp sinh viên hiểu rõ về quy định kế toán quốc tế và thực hành quốc tế.
- Các chương trình đào tạo, thường hợp tác chặt chẽ với các DN và cộng đồng kế toán, để đảm bảo sinh viên có thể tiếp cận và hiểu rõ về môi trường làm việc thực tế.
- Giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và công nghệ, sẽ giúp sinh viên kết nối lý thuyết với thực tế. Chương trình nâng cao ngoại ngữ với sự toàn cầu hóa, khả năng giao tiếp hiệu quả trong tiếng Anh và có thể trong các ngôn ngữ khác là quan trọng.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc tìm kiếm việc làm và xây dựng mạng lưới để giúp sinh viên có cơ hội thực tập và tiếp cận thị trường lao động.
Có thể nói, các chương trình ĐTKT ở Mỹ trong bối cảnh kinh tế số hiện nay đã phản ánh sự chuyển đổi của ngành nghề và đảm bảo rằng, sinh viên được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức để thành công trong môi trường kinh doanh ngày nay.
Kinh nghiệm ĐTKT trong bối cảnh kinh tế số ở châu Âu
ĐTKT ở châu Âu trong bối cảnh kinh tế số đang trải qua sự chuyển đổi để đáp ứng với các thách thức và cơ hội của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Các chương trình ĐTKT của họ đang chú trọng vào sự kết hợp giữa kỹ năng kế toán truyền thống và hiểu biết sâu rộng về công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao, như:
- Các chương trình đào tạo tại châu Âu thường tập trung vào việc tích hợp công nghệ vào chương trình học kế toán, bao gồm: cả việc sử dụng phần mềm kế toán, big data, trí tuệ nhân tạo và blockchain; có các chương trình quản lý kế toán và công nghệ (Management Accounting and Technology), giúp sinh viên hiểu rõ về cách quản lý và sử dụng công nghệ trong lĩnh vực kế toán.
- Sự hiểu biết về tiếng Anh và năng lực làm việc quốc tế là quan trọng để đáp ứng với sự toàn cầu hóa của nền kinh tế và DN.
- Cung cấp các chứng chỉ và khóa học ngắn hạn về công nghệ kế toán để nâng cao kỹ năng cụ thể trong lĩnh vực này. Đồng thời, có các chương trình thực tập và hợp tác chặt chẽ với DN, giúp sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tế và xây dựng mạng lưới ngành nghề.
- Hiện tại, Chương trình MBA kế toán thường tích hợp các mô-đun học về công nghệ để cung cấp cái nhìn tổng thể và chiến lược về kế toán và quản lý. Chương trình đào tạo cũng tập trung vào hiểu biết về cách công nghệ ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính và kế toán.
Với sự liên kết mạnh mẽ giữa các quốc gia châu Âu, thì kiến thức về các chuẩn mực kế toán quốc tế là quan trọng để đảm bảo sự thống nhất trong báo cáo tài chính. Đặc biệt, với nguy cơ ngày càng cao về an ninh mạng. Do đó, họ rất chú trọng vào kiến thức về bảo mật thông tin và quản lý rủi ro. Đồng thời, cung cấp hỗ trợ tư vấn nghề nghiệp để giúp sinh viên xây dựng kế hoạch sự nghiệp và phát triển cá nhân.
Kinh nghiệm ĐTKT trong bối cảnh kinh tế số ở các nước châu Á hiện nay
Trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, các nước châu Á đang trải qua sự chuyển đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực ĐTKT để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của công nghiệp và DN. Dưới đây là một số đặc điểm chính của ĐTKT trong kinh tế số ở một số nước châu Á:
- Công nghệ và kế toán chương trình ĐTKT tại các nước châu Á thường tập trung vào việc tích hợp công nghệ vào giảng dạy, bao gồm: sử dụng phần mềm kế toán, hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) và công nghệ trí tuệ nhân tạo; chương trình học thường kết hợp giữa kiến thức kế toán cơ bản và các kỹ năng công nghệ; giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện về ngành nghề, nhiều trường đại học ở châu Á cung cấp các chương trình thực hành và dự án nghiên cứu; giúp sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tế và phát triển kỹ năng thực hành; nâng cao ngoại ngữ sự hiểu biết vững về tiếng Anh và có thể là một hoặc nhiều ngôn ngữ khác là quan trọng để sinh viên có thể làm việc trong môi trường kinh tế toàn cầu; tổ chức các khóa học ngắn hạn về công nghệ kế toán thường được cung cấp để cập nhật kiến thức và kỹ năng cho người làm nghề; các khóa học về công nghệ kế toán thường được cung cấp để cập nhật kiến thức và kỹ năng cho người làm nghề.
- Hợp tác chặt chẽ với DN và tổ chức, tạo cơ hội thực tập và nâng cao kỹ năng thực tế của sinh viên. Giảng viên có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực kế toán và công nghệ, giúp sinh viên kết nối lý thuyết với thực tế. Chương trình MBA kế toán và công nghệ thường có mô-đun học về công nghệ, để cung cấp cái nhìn chiến lược và quản lý về kế toán.
- Chú trọng vào việc phát triển tư duy chiến lược và kỹ năng lãnh đạo để đáp ứng với yêu cầu cao cấp trong DN. Đồng thời, chú trọng vào kiến thức bảo mật thông tin, quản lý rủi ro với mối quan tâm ngày càng tăng về an ninh mạng.
Có thể thấy, ĐTKT ở châu Á trong bối cảnh kinh tế số đang hướng tới sự đa dạng và linh hoạt, kết hợp kiến thức kế toán truyền thống với các kỹ năng công nghệ và quản lý độc đáo phản ánh xu hướng, yêu cầu của thị trường lao động hiện đại.
Những khó khăn khi ĐTKT trong nền kinh tế số
Khi ĐTKT trong kinh tế số có một số khó khăn và thách thức, mà cả giảng viên và sinh viên có thể phải đối mặt. Đó là:
- Công nghệ phát triển nhanh chóng, làm cho nội dung đào tạo cũng phải liên tục cập nhật để bắt kịp xu hướng mới. Việc đồng bộ hóa chuẩn mực ĐTKT trong kinh tế số có thể chưa đồng bộ giữa các tổ chức giáo dục, sẽ làm tăng khó khăn khi chuyển đổi giữa các chương trình hoặc quốc gia. Sự chênh lệch kỹ năng một số học viên có thể không có kỹ năng công nghệ cơ bản, tạo ra sự chệch lệch về kiến thức và khả năng sử dụng công nghệ giữa các sinh viên.
- Nguy cơ thiếu chuyên nghiệp, nếu đào tạo không được thực hiện một cách cẩn thận, có nguy cơ sinh viên và người làm nghề kế toán thiếu chuyên nghiệp trong việc áp dụng công nghệ vào công việc hàng ngày.
- Thách thức với hệ thống giáo dục truyền thống có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ và yêu cầu của DN.
- Chi phí đào tạo và cập nhật công nghệ cho cả giảng viên và sinh viên về công nghệ mới có thể là một thách thức, đặc biệt là đối với các tổ chức giáo dục có nguồn lực hạn chế.
- An toàn thông tin và quyền riêng tư với việc sử dụng các công nghệ như Cloud computing và Big data, bảo mật thông tin và quyền riêng tư trở thành mối quan tâm lớn trong quá trình đào tạo và áp dụng công nghệ.
- Khả năng thích nghi và đào tạo liên tục là quan trọng, nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể dành thời gian và nguồn lực để làm điều này. Đôi khi, giảng viên và sinh viên có thể gặp khó khăn khi thích ứng với các công nghệ mới và không có kinh nghiệm trong việc sử dụng chúng hiệu quả.
- Một số chương trình đào tạo có thể không hoàn toàn hiểu rõ về nhu cầu của thị trường lao động kế toán trong bối cảnh kinh tế số, dẫn đến sự chênh lệch giữa kiến thức được học và kỹ năng cần thiết trong thực tế.
- Để đối mặt với những khó khăn này các chương trình ĐTKT cần linh hoạt, liên tục cập nhật và chủ động trong việc hợp nhất công nghệ vào quá trình giảng dạy và học tập.
Những giải pháp cấp bách khi ĐTKT trong kinh tế số hiện nay cho Việt Nam
Để đáp ứng với thách thức của việc ĐTKT trong kinh tế số hiện nay, một số giải pháp cấp bách có thể được áp dụng:
Cập nhật chương trình học liên tục: để đảm bảo rằng, nó phản ánh đầy đủ những thay đổi trong công nghệ và xu hướng kế toán kinh tế số. Chương trình cần thường xuyên được xem xét và điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chương trình đào tạo linh hoạt: để hỗ trợ học viên tự chủ trong quá trình học tập. Cung cấp các hình thức học trực tuyến, video hướng dẫn và nền tảng tương tác để tối ưu hóa sự tiện lợi và linh hoạt.
Hợp tác với DN: xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với DN để đảm bảo rằng, chương trình đào tạo phản ánh yêu cầu thực tế của thị trường lao động và cung cấp cơ hội thực tập cho sinh viên.
Chứng chỉ công nghệ kế toán: cung cấp các chứng chỉ và khóa học ngắn hạn về công nghệ kế toán để giúp sinh viên và người làm nghề kế toán nâng cao kỹ năng và kiến thức trong lĩnh vực này.
Tổ chức sự kiện và hội thảo: tổ chức sự kiện và hội thảo liên quan đến kế toán trong kinh tế số để kích thích sự quan tâm và trao đổi kiến thức giữa giảng viên, sinh viên và các chuyên gia trong ngành.
Đào tạo giảng viên: cung cấp chương trình đào tạo đặc biệt cho giảng viên để đảm bảo họ cập nhật được kiến thức về công nghệ và thực hành, giúp họ truyền đạt thông tin hiệu quả hơn.
Phối hợp giữa các bộ môn: tạo ra các chương trình đào tạo có tính đa ngành, phối hợp giữa kế toán và các lĩnh vực khác, như công nghệ thông tin, quản lý dự án và phân tích dữ liệu.
Hệ thống hỗ trợ online: xây dựng hệ thống hỗ trợ trực tuyến để giúp sinh viên và giảng viên trong quá trình học và giảng dạy. Cung cấp tài nguyên trực tuyến, diễn đàn thảo luận và hỗ trợ kỹ thuật.
Chương trình thực tập mở: xây dựng chương trình thực tập mở với DN và tổ chức để sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tế và xây dựng mạng lưới liên kết.
Chú trọng đến kỹ năng mềm: đào tạo không chỉ về kiến thức chuyên ngành mà còn chú trọng đến phát triển kỹ năng mềm, như tư duy logic và giao tiếp, làm việc nhóm và tư duy chiến lược.
Khi thực hiện những giải pháp trên, các chương trình ĐTKT có thể chủ động đối mặt với thách thức của kinh tế số và đảm bảo rằng, họ đang sản xuất ra nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường.
Kết luận
Trong điều kiện kinh tế số hiện nay, ĐTKT ở bậc đại học cần phải thích ứng với những thách thức và cơ hội mới mà môi trường kinh doanh số đem lại.
Chương trình đào tạo cần phải cập nhật và tích hợp những kiến thức và kỹ năng mới nhất về công nghệ, blockchain, trí tuệ nhân tạo và big data vào chương trình học. Linh hoạt trong cách giảng dạy cũng là yếu tố quan trọng để đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi trong môi trường kinh tế.
Sinh viên cần được trang bị với kỹ năng sử dụng các công nghệ mới và phần mềm kế toán đám mây, điều này giúp họ thích ứng tốt với môi trường làm việc mà công nghệ giữ một vai trò quan trọng. Đồng thời, việc đào tạo về xử lý dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu giúp sinh viên hiểu rõ về tầm quan trọng của dữ liệu trong quyết định kinh doanh và làm cho họ trở nên có giá trị cao đối với DN.
Chương trình đào tạo cần tập trung vào việc giảng dạy về chuẩn mực kế toán quốc tế như IFRS để chuẩn bị sinh viên cho môi trường làm việc toàn cầu; ngoài kỹ năng chuyên môn, sinh viên cần được đào tạo về kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề để trở thành những chuyên viên kế toán toàn cầu; chương trình đào tạo có thể tích hợp các khái niệm về blockchain để giúp sinh viên hiểu biết về tính minh bạch và an toàn của giao dịch kế toán trong môi trường số.
Quan hệ hợp tác với DN là một phần quan trọng của chương trình đào tạo. Việc này giúp sinh viên áp dụng kiến thức trong thực tế và cập nhật thông tin về nhu cầu thị trường; chương trình đào tạo cần cung cấp các hoạt động thực tế, như: thực tập, dự án nghiên cứu, hoặc các sự kiện liên quan đến ngành để phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên; hệ thống đánh giá liên tục giúp sinh viên theo dõi tiến độ và nhận phản hồi từ giảng viên, giúp họ hiệu chỉnh và cải thiện kỹ năng theo thời gian; khuyến khích sinh viên xây dựng thói quen tự học và cập nhật kiến thức sau khi tốt nghiệp, để duy trì sự linh hoạt và đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực kế toán.
Việc ĐTKT ở bậc đại học cần liên kết chặt chẽ với môi trường kinh tế số đảm bảo rằng, sinh viên không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn có khả năng áp dụng linh hoạt trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp./.
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và đào tạo. (2016). Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT, ngày 14/03/2016 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
Quốc hội. (2015). Luật Kế toán, số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015.
Nguyễn Thúy Hằng. (2020). Xu hướng thay đổi trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán dưới tác động của công nghệ, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2, tháng 12/2020.
Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính. (2018). Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ triển khai ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực tài chính ngân sách.
Đỗ Ngọc Mỹ. (2017). Cách mạng Công nghiệp 4.0 - Những vấn đề đặt ra với nền kinh tế và kế toán kiểm toán - Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Đại học Quy Nhơn 2017.
Nguyễn Thị Việt Nga. (2018). Giải pháp phát triển công nghệ blockchain trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2, tháng 6/2018.
Đặng Văn Thanh. (2018). Đổi mới quy trình kế toán trong thời đại công nghệ số, Đầu tư Chứng khoán.
Đặng Văn Thanh. (2021). Xu thế chuyển đổi số trong kế toán, kiểm toán và đào tạo cử nhân kế toán, tham luận Hội thảo trực tuyến “Chuyển đổi số giảng dạy Kế toán trong bối cảnh đào tạo từ xa”, do Học viện Tài chính phối hợp cùng MISA, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, ngày 25/8/2021.
Ayatulloh Michael Musyafii et al. (2022). Critical factors of cloud accounting acceptance and security for prospective accountants: TAM extension, Jurnal Riset Akuntansi Kontemporer, Volume 13, No. 1, April 2021, Page 1-6.
Bonginkosi Phila Gina. (2020). Factors That Drive the Selection of Business Intelligence Tools in South African Financial Services Providers”, Faculty of Commerce, Department of Information Systems.
https://aita.gov.vn/dien-toan-dam-may-dong-vai-tro-tat-yeu-trong-su-phat-trien-chinh-phu-so
https://rockymtnruby.com/disadvantages-of-cloud-accounting
https://www.analyticsinsight.net/benefits-of-cloud-computing-for-accountants/.
Nguồn: Tạp chí Kế toán và Kiểm toán