- Rà soát, điều chỉnh một số quy định của Luật Kế toán 2015 để phù hợp với quá trình số hóa và chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán
- Giới thiệu hướng dẫn mới năm 2024 về IFRS S1 - Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về công bố thông tin theo định hướng bền vững
- Hiểu để vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp Việt Nam
- Tác động của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế 15 đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính
- Đạo đức nghề nghiệp kế toán: Xây dựng khung quy định trong thời đại công nghệ mới bùng nổ
Tiêu chuẩn đánh giá bằng chứng kiểm toán
Phần lớn thời gian và công sức của kiểm toán viên (KTV) dành cho việc thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, nhằm trình bày ý kiến kiểm toán. Tuy nhiên, việc áp dụng không nhất quán trong đánh giá chất lượng bằng chứng kiểm toán (BCKiT) thu thập trong các cuộc kiểm toán của các cơ quan kiểm toán tối cao tiềm ẩn nhiều rủi ro cho KTV và ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Bài viết khảo sát và phân tích những hạn chế trong việc thu thập BCKiT của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Việt Nam, trên cơ sở phân tích các báo cáo kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán.
Kết quả phân tích cho thấy, còn một số hạn chế liên quan đến chất lượng BCKiT ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán, bao gồm thu thập BCKiT không đủ tin cậy để đưa ra kết luận kiểm toán dẫn đến khiếu nại và không thực hiện một số thủ tục kiểm toán cần thiết để xác nhận cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu, đầy đủ của tài sản để hạn chế gian lận trên báo cáo tài chính (BCTC). Do đó, cần có quy định cho phép áp dụng các thủ tục kiểm toán thu thập bằng chứng từ bên ngoài và sử dụng chuyên gia trong các trường hợp có dấu hiệu gian lận là giải pháp hữu hiệu để tăng cường chất lượng BCKiT.
Bài viết của TS. Nguyễn Ngọc Khánh Dung * Viện Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số tháng 11/2023 của TW Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.
Xem chi tiết ở file đính kèm