Tăng cường tuân thủ kế toán, kiểm toán Việt Nam theo quốc tế

Bài viết của GS. TS. Chúc Anh Tú * Học viện Tài chính đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số tháng 01/2023 của TW Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.

Tóm tắt

Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong nghiên cứu xây dựng các quy định kế toán, kiểm toán, theo hướng hòa nhập với thông lệ quốc tế. Thực tế, đã tiến hành xây dựng và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán từ trước đến nay mới chỉ xây dựng và ban hành các chế độ kế toán hướng dẫn công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán, mà chưa có những quy định mang tính nguyên tắc, thống nhất một cách đầy đủ, đồng bộ phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Từ khóa: tuân thủ, tăng cường tuân thủ, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán.

Abstract

Vietnam has made significant strides in the research and development of accounting and auditing regulations toward integration with international practices. In fact, a system of accounting and auditing standards has been developed and announced, However, in the field of accounting and auditing, so far, only accounting systems have been developed and issued to guide accounting work and the organization of the accounting apparatus, but there are no rules of principle, fully and uniformly consistent with international standards and practices.

Keywords: compliance, increase compliance, accounting standard, auditing standard.

JEL: M40, M49, M41.

Thứ nhất, hoàn thiện sự tuân thủ của kế toán công

Cần áp dụng nguyên tắc vận dụng IPSAS có tính tới đặc thù của Việt Nam áp dụng IPSAS vào Việt Nam, cần dựa trên quy định khung. Lấy đó làm cơ sở sửa đổi các chế độ kế toán công khác, phù hợp với yêu cầu của VPSAS Nhà nước, tuân thủ yêu cầu và thông lệ quốc tế. Sau khi báo cáo tài chính (BCTC) Nhà nước được vận hành trơn tru thì sửa đổi đồng bộ cả BCTC Nhà nước và các chế độ kế toán thành phần tuân thủ IPSAS có điều chỉnh. Hơn nữa, do sự phức tạp của việc lập BCTC rất cần nghiên cứu kỹ lưỡng những ảnh hưởng và các nỗ lực cần thiết, để đảm bảo chất lượng của BCTC. Nên có phương pháp tiếp cận 02 giai đoạn với các mục tiêu rõ ràng, để lập được BCTC Nhà nước có chất lượng tốt và tuân thủ IPSAS.

 

Thứ hai, hoàn thiện sự tuân thủ của kế toán doanh nghiệp

Luật Kế toán 2015 vẫn còn bao gồm một số quy định cụ thể, chi tiết này dẫn đến những công việc thường xuyên như cập nhật chuẩn mực hay hướng dẫn chi tiết, sẽ có thể phải phụ thuộc vào khả năng thay đổi luật… VAS nên áp dụng đầy đủ IFRS và các diễn giải liên quan của Ủy ban IFRIC cho các đơn vị có lợi ích công chúng. Việc đưa ra các VFRS, cần tóm tắt tổng quan có lộ trình cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế khác nhau. Khi VFRS đạt đến mức tuân thủ hoàn toàn với IFRS, Việt Nam cần có cơ chế để duy trì sự tuân thủ hoàn toàn đó một cách phù hợp. BCTC cho mục đích chung, nên tuân thủ hoàn toàn với VAS được cập nhật theo những thay đổi của IFRS. Hiện tại, một số doanh nghiệp khi lập và trình bày BCTC thực hiện theo các quy định đặc thù hơn là ưu tiên áp dụng VAS.

Cần xây dựng một nghề thẩm định giá thực sự độc lập và chất lượng, để hỗ trợ việc áp dụng VAS (đặc biệt là khái niệm “giá trị hợp lý” theo quy định của Luật Kế toán 2015). Điều đó có nghĩa là, các chứng chỉ  kế toán viên và kiểm toán viên Việt Nam chưa được công nhận ở tầm quốc tế. Bộ Tài chính và các tổ chức nghề nghiệp trong nước cần phối hợp để xây dựng một hệ thống quy định về tổ chức thi, phổ biến kinh nghiệm thực tế và bồi dưỡng nghiệp vụ liên tục. Khung quy định này, phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu của các IES do Ủy ban IAESB ban hành. Yêu cầu đầu vào của kỳ thi cấp chứng chỉ kế toán viên và kiểm toán viên CPA, cũng cần được điều chỉnh cho thống nhất với các chuẩn mực đào tạo quốc tế. Các kỳ thi CPA cần chú trọng nhiều hơn vào các kiến thức tổng hợp, năng lực chuyên môn và kỹ năng học tập lâu dài, những yếu tố giúp người hành nghề luôn tự cập nhật những chuẩn mực và thông lệ quốc tế mới nhất.

 

Thứ ba, hoàn thiện sự tuân thủ của kiểm toán độc lập

Luật Kiểm toán độc lập vẫn còn bao gồm một số quy định cụ thể, dẫn đến những công việc thường xuyên như cập nhật chuẩn mực hay hướng dẫn chi tiết sẽ có thể phải phụ thuộc vào khả năng thay đổi luật. Ngoài việc xây dựng các kiểm toán độc lập, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán sẽ kiểm tra BCTC của các đơn vị có lợi ích công chúng, cấp phép cho kiểm toán viên hành nghề, kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các đơn vị có lợi ích công chúng và việc tuân thủ pháp luật đối với các vấn đề có liên quan tới lợi ích công chúng.

Kế toán trưởng của các đơn vị có lợi ích công chúng và những kiểm toán viên hành nghề nên được yêu cầu là hội viên của tổ chức nghề nghiệp. Việc này có thể được thực hiện bằng cách cấp chứng nhận hội viên, đồng thời với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề của Bộ Tài chính và yêu cầu hội viên phải đóng phí thường niên, như là một trong số các điều kiện để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận hội viên. Phí hội viên bắt buộc sẽ giúp bù đắp các chi phí cần thiết, để xây dựng một tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán có uy tín.

Sự khác biệt về mức độ chuyên môn, kinh nghiệm và nguồn lực giữa các công ty kiểm toán, tạo nên những chênh lệch đáng kể về chất lượng. Trong khi, các công ty kiểm toán là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế có lợi thế từ các quy trình kiểm soát chất lượng nội bộ, thì các công ty kiểm toán trong nước khác lại có rất ít hỗ trợ về chuyên môn. Các công ty này, do đó khó có thể giải quyết thỏa đáng các vấn đề quan trọng như: rủi ro kiểm toán, kế hoạch kiểm toán, kiểm soát nội bộ, mức độ trọng yếu, hồ sơ kiểm toán và khái niệm hoạt động chuẩn mực bao gồm: chuẩn mực về dịch vụ kiểm toán (38 chuẩn mực); chuẩn mực về dịch vụ soát xét (02 chuẩn mực); chuẩn mực về dịch vụ đảm bảo khác ngoài dịch vụ kiểm toán và dịch vụ soát xét (03 chuẩn mực); chuẩn mực về các dịch vụ có liên quan (02 chuẩn mực). Khuôn khổ về hợp đồng dịch vụ đảm bảo và 01 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

Bộ Tài chính và các tổ chức nghề nghiệp trong nước, cần phối hợp để xây dựng một hệ thống quy định về tổ chức thi, phổ biến kinh nghiệm thực tế và bồi dưỡng nghiệp vụ liên tục. Khung quy định này phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu của các IES, do Ủy ban IAESB ban hành. Yêu cầu đầu vào của kỳ thi cấp chứng chỉ  kế toán viên và kiểm toán viên cũng cần được điều chỉnh cho thống nhất với các chuẩn mực đào tạo quốc tế. Các kỳ thi CPA cần chú trọng nhiều hơn vào các kiến thức tổng hợp, năng lực chuyên môn và kỹ năng học tập lâu dài, những yếu tố giúp người hành nghề luôn tự cập nhật những chuẩn mực và thông lệ quốc tế mới nhất. Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán. Để nhận được giấy chứng nhận ngày này, người đó phải vượt qua một kỳ thi CPA gồm 7 môn và được cấp chứng chỉ kiểm toán viên, làm việc tối thiểu 36 tháng trong lĩnh vực kiểm toán, có đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định và phải đang làm việc toàn thời gian tại một doanh nghiệp kiểm toán.

Hội viên của một hội nghề nghiệp quốc tế, bao gồm ACCA, CPA Australia và các thành viên IFAC, có  thể tham gia một “kỳ thi sát hạch” duy nhất, bao gồm một bài kiểm tra trong 180 phút gồm 5 môn bằng tiếng Việt, thay cho kỳ thi gồm 7 môn nói trên.

 

Thứ tư, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chứng chỉ kế toán, kiểm toán Việt Nam

Điều kiện tham dự đầu vào

Chỉ riêng với chứng chỉ ACCA, thì đối tượng là những người đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hoặc sinh viên năm 2, 3 và 4 đã học chuyên ngành; còn các chứng chỉ quốc tế khác thì đối tượng học là những người có nhu cầu chỉ duy nhất điều kiện tốt nghiệp phổ thông trung học. Việc mở rộng đối tượng học sẽ tăng thị phần rộng hơn cho những người có nhu cầu tiếp cận với chứng chỉ. Hơn nữa, hướng về thực hành nghề nhiều hơn. Theo quy định của Việt Nam hiện hành, đó là có thể có chứng chỉ kế toán viên nhưng phải đăng ký hành nghề, cũng như thỏa mãn các điều kiện mới được hành nghề dịch vụ. Vì thế, chúng ta cũng cần xem xét lại đối tượng đầu vào này, để có những quy định phù hợp, tránh hiện tượng người Việt Nam học và đạt chứng chỉ quốc tế nhưng lại không được hành nghề vì chưa tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc tương tự đối với người nước ngoài

Cách thức học và thi

Với các chứng chỉ quốc tế, tùy theo từng cấp độ sẽ có những modul/level và người học chủ động thi đạt các level trong thời gian cho phép, sẽ có chứng chỉ và đăng ký hành nghề. Tức là, học ôn là hoàn toàn tự nguyện và học có thể thi vào nhiều thời điểm trong năm, thông qua các phương thức thi trên giấy hoặc thi máy tính. Điều này, sẽ giảm áp lực cho người dự thi như hiện nay đang diễn ra ở Việt Nam là năm chỉ có 01 lần thi với số lượng lớn.

 

Thứ năm, nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam

Để giúp các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán vượt qua thách thức, phát triển vững mạnh và chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ ngày càng tăng lên thì trong thời gian tới, cần phải có các biện pháp đồng bộ sau:

Kiểm soát chất lượng từ phía Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam; Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

VAA, VACPA cần sớm hoàn chỉnh quy trình chi tiết về thủ tục và mẫu biểu thống nhất liên quan đến hành nghề và kiểm soát chất lượng hành nghề, để các công ty thực hiện thống nhất; hoàn chỉnh và hướng dẫn thống nhất cách chấm điểm trên bảng chấm điểm kiểm soát chất lượng. Đồng thời, kiến nghị Bộ Tài chính một số nội dung cần có các quyết sách trong việc xử phạt các hành vi vi phạm hành nghề đối với lực lượng hành nghề tự do, hành nghề không đúng quy định của pháp luật. Để hạn chế tối đa sự cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp.

Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán từ phía các công ty cung cấp dịch vụ

- Các công ty cần từng bước ổn định và tăng cường về mặt nhân sự, nhất là tăng số lượng kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề, tăng dần quy mô hoạt động.

- Từng bước hoàn thiện các quy chế quản lý, nên xây dựng quy chế tuyển dụng, quản lý nhân viên.

- Xem xét lại và hoàn chỉnh quy chế kiểm soát chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ chung cho toàn công ty và tiến tới từng loại hợp đồng dịch vụ.

- Thực hiện quy chế đào tạo và cập nhật kiến thức mới, nâng cao kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho các nhân viên chưa là kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề.

- Cần phải bố trí thời gian, ngân sách cho việc cập nhật phù hợp.

- Tiếp tục hoàn chỉnh quy trình cung cấp và kiểm soát chất lượng dịch vụ chi tiết cho các loại dịch vụ.

- Cần cân nhắc tính hiệu quả và lợi ích kinh tế khi thương lượng phí dịch vụ, để đảm bảo chất lượng dịch vụ khi cung cấp.

Thứ sáu, tăng cường áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán quốc tế

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đề ra những nguyên tắc cơ bản, gồm độc lập; chính trực; khách quan; năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tính bảo mật; tư cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán, nó đòi hỏi trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán hành nghề và người hành nghề kế toán phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào, làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

ACCA. (2015). Hội thảo gia nhập TPP và AEC – Thời cơ và thách thức đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam.

Trần Thị Kim Anh. (2008). Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán: Thực trạng và giải pháp, Luận án Tiến sĩ, Đại học Ngoại thương.

Bộ Tài chính. (2021). Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/09/2021. Về việc công bố 05 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1.

Bộ Tài chính. (2022). Quyết định số 1366/QĐ-BTC ngày 06/07/2022. Về việc công bố 06 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 2.

Bộ Tài chính. (2019). Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31/07/2019. Về việc phê duyệt đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam.

Bộ Tài chính. (2020). Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16/03/2020. Về việc phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực BCTC tại Việt Nam.

Bộ Tài chính. (2016). Thông tư 292/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016. Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

Bộ Tài chính. (2016). Thông tư 296/2016/TT-BTC, ngày 15/11/2016. Hướng dẫn về cấp, thu hồi và quản lý giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

Bộ Tài chính, chế độ kế toán doanh nghiệp và các thông tư sửa đổi, bổ sung.

Bộ Tài chính, Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005. Về việc ban hành và công bố chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam.

Delloite. (2005). so sánh giữa IFRS và VAS.

Quốc hội. (2015). Luật Kế toán số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015.

Chúc Anh Tú. (2017). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Vận dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán công tại Việt Nam.

Chúc Anh Tú. (2016). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập

Việt Nam”.

Chúc Anh Tú. Con đường để bằng cấp kế toán, kiểm toán Việt Nam được quốc tế thừa nhận.

Chúc Anh Tú. Chứng chỉ quốc tế ICAEW - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập về lĩnh vực

kế toán.

Chúc Anh Tú. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kế toán, kiểm toán đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Chúc Anh Tú. Bàn về xây dựng chương trình thạc sỹ kế toán theo hướng ứng dụng.

Chúc Anh Tú. Định hướng đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Chúc Anh Tú. Kế toán viên công chứng quốc tế - Định hướng phát triển cho Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Chúc Anh Tú. (2018). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện “Hội nhập với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán”.

 

Xem thêm
Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị Quỹ Tín dụng nhân dân

Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị Quỹ Tín dụng nhân dân

Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phù hợp của hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phù hợp của hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh

Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh

Khung nghiên cứu về các nhân tố phi kinh tế ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế: Đề xuất cho trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Khung nghiên cứu về các nhân tố phi kinh tế ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế: Đề xuất cho trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Định hướng lộ trình chuyển đổi số trong kế toán ở Việt Nam

Định hướng lộ trình chuyển đổi số trong kế toán ở Việt Nam

Đối tác
HAA
ACCA
CPA AUSTRALIA
ICAEW
Quảng cáo
PACE
Fast Accounting Online
CIMA
RSM DTL Auditing – Member RSM network
Tổng công ty du lịch Sài Gòn | Saigontourist
Smart Train
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN CHUẨN VIỆT
Đại Học Ngân Hàng - Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh