Tài chính công bền vững trong Covid-19

Chính phủ nên lập báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích để quản lý tài chính công trong cuộc khủng hoảng Covid-19

 

  • ACCA, Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) cho rằng cần có thông tin tài chính và cách lập thông tin tài chính tốt hơn nhằm quản lý tài chính công hiệu quả
  • Các chỉ số kinh tế cần rõ ràng hơn để cung cấp một bức tranh toán diện hơn về tài chính của khu vực công trong thời kỳ khủng hoảng

 

Đại dịch COVID-19 khiến chi tiêu Chính phủ tăng nhiều, lên tới con số đáng kinh ngạc 9 nghìn tỷ đô la Mỹ theo tính toán của IMF. ACCA, WB và IFAC lo ngại rằng các Chính phủ chưa ghi nhận được chính xác các cam kết và can thiệp tài chính do cách thức ghi nhận các thông tin tài chính chưa toàn diện.

 

Trong báo cáo mới được công bố hôm nay, Tài chính công bền vững trong Covid-19, ba tổ chức nêu trên kêu gọi các Chính phủ lập báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích quản lý tài chính hợp lý hơn trong đại dịch, trong đó chú ý đến giá trị ròng của khu vực công. Đối với một số Chính phủ, điều này dẫn tới thay đổi từ kế toán cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích.

 

Ông Alex Metcalfe, tác giả của báo cáo và Trưởng bộ phân chính sách khu vực công ACCA toàn cầu, chia sẻ: ‘Cuộc khủng hoảng đại dịch toàn cầu có thể là chất xúc tác để nhiều Chính phủ áp dụng phương pháp này, nhằm cải thiện việc ra quyết định, đưa ra các chỉ tiêu tài khóa mới và hỗ trợ các Chính phủ xây dựng lại nền kinh tế cho một tương lai toàn diện và bền vững hơn.’

 

Bằng cách thực hiện lập báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích, các Chính phủ sẽ được hưởng lợi cụ thể là:

-         Nâng cao tính rõ ràng của tình hình tài chính công với sự hiểu biết sâu sắc về khả năng tài chính cho các phản ứng tiếp theo của Chính phủ;

-         Cải thiện giá trị đồng tiền (value for money) và ra quyết định tài chính bền vững; và

-         Tăng cường nội lực của khu vực công và áp dụng tốt hơn các chỉ số tài chính quan trọng để thúc đẩy quản lý tài chính hiệu quả.

 

Báo cáo khẳng định rằng các Chính phủ cần tránh hoạt động tư nhân hóa không đem lại giá trị bền vững dù thu được tiền ngay nhưng giảm giá trị ròng của khu vực công. Các Chính phủ cũng có thể giảm thiểu sự phụ thuộc vào biện pháp tăng thuế hoặc thắt lưng buộc bụng bằng cách đánh giá tình hình tài chính dựa trên cơ sở dồn tích để có được cái nhìn tổng thể về tài chính công bền vững.

 

Ông Ed Olowo-Okere, Giám đốc Khối Quản trị Toàn cầu WB, cho biết: ‘Đại dịch đòi hỏi các Chính phủ phải cân bằng giữa thắt chặt và kiểm soát với tăng tốc độ và tính linh hoạt trong quản lý tài chính công. Để cải thiện tình hình tốt hơn, Bộ Tài chính các nước cần nhiều công cụ  quản lý ngân sách công tốt hơn nhằm duy trì phúc lợi của người dân.’

Alta Prinsloo, Giám đốc điều hành IFAC, cho biết thêm: ‘Đây là thông lệ tốt toàn cầu. Không một Chính phủ nào có thể đi một mình - bản chất toàn cầu của đại dịch Covid 19 đã làm cho điều này trở nên rõ ràng hơn. Để hướng tới thông lệ toàn cầu, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và các nhà hoạch định chính sách cần thảo luận về tương lai của báo cáo tài chính trong khu vực công. Chuyên gia tài chính kế toán chuyên nghiệp cần tham mưu cho những người ra quyết định vốn không phải là chuyên gia tài chính có cái nhìn rõ ràng và đáng tin cậy về tình hình tài chính đang diễn ra.’

 

Bà Nguyễn Thụy Minh Châu, Giám đốc ACCA Khu vực Mekong, bổ sung: ‘Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện nay cho thấy nhu cầu gia tăng chất lượng dữ liệu kế toán khu vực công. Cần thiết lập lại các chỉ tiêu kinh tế và các nguyên tắc tài khóa hỗ trợ việc ra quyết định của Chính phủ trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế. Việc tư nhân hóa tài sản và dịch vụ công cần cân nhắc toàn diện đảm bảo mang lại giá trị đồng tiền (value for money) và cải thiện tính bền vững tài chính Chính phủ. Và đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực vẫn là yếu tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế’

 

Các khuyến nghị khác tới các Chính phủ bao gồm:

  • tham khảo hoặc áp dụng đầy đủ Chuẩn mực Kế toán khu vực công Quốc tế (IPSAS) bởi đây là chuẩn mực kế toán được chấp nhận toàn cầu cho khu vực công để lập báo cáo tài chính cho mục đích chung.
  • chỉ đạo việc lập báo cáo tài chính bền vững hoặc tăng tính thường xuyên của báo cáo này. Các cơ quan quản lý tài chính nhà nước cũng sẽ công bố kịp thời các báo cáo này ra công chúng.
  • cung cấp cho các cơ quan Kiểm toán Nhà nước sự độc lập và các nguồn lực cần thiết để thực hiện kiểm toán hoạt động, nhằm xác định các trường hợp ngân sách được sử dụng chưa hiệu quả trong chống khủng hoảng COVID-19.

 

Và đối với các chuyên gia tài chính, ACCA, WB và IFAC khuyến nghị:

  • Xem xét cách thức các lựa chọn sử dụng nguồn lực để chống COVID-19 có tác động đến các dữ liệu toán diện hơn về phúc lợi xã hội và tính bền vững.
  • Tiến hành kiểm tra chi tiết chi tiêu ngân sách thường xuyên, dự báo tác động của các kịch bản xấu lên bảng cân đối kế toán của Chính phủ. Trong đó có các tác động của làn sóng Covid-19 thứ hai hoặc suy thoái kinh tế kéo dài.
  • Xây dựng tài liệu tóm tắt có thể truy cập, thuyết minh trên báo cáo tài chính giúp người đọc hiểu được các số liệu một cách khách quan, tránh việc bỏ qua các vấn đề nghiêm trọng.

 

Báo cáo Tài chính công bền vững trong Covid-19 bao gồm các nghiên cứu điển hình phân tích tác động của các chính sách tài khóa được áp dụng phản ứng lại COVID-19 trên bảng cân đối kế toán của các Chính phủ 10 quốc gia: Brazil, Canada, Indonesia, Ý, Nhật Bản, New Zealand, Nam Phi, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Báo cáo cho cho thấy New Zealand là quốc gia có tình hình tài chính ổn định nhất, với giá trị ròng là 53% GDP vào năm 2019, so với số liệu của Anh âm 49% GDP năm 2019.

 

Báo cáo này cũng dựa trên kết quả các báo cáo ACCA và IFAC từ tháng 2 năm 2020 Có phải tiền vẫn là vua? bao gồm bài học kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong áp dụng kế toán dồn tích với mục tiêu chuyển đổi toàn cầu cách thức ghi nhận theo kế toán dồn tích sẽ tạo ra giá trị đích thực hơn chỉ đơn thuần là “bài tập tuân thủ”.

Nguồn: ACCA

Xem thêm
Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Biên Hoà - tỉnh Đồng Nai

Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Biên Hoà - tỉnh Đồng Nai

Lợi ích của việc áp dụng IFRS bằng chứng từ các quốc gia đi trước và động lực cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam

Lợi ích của việc áp dụng IFRS bằng chứng từ các quốc gia đi trước và động lực cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam

Kiểm toán hoạt động công cụ nâng cao hiệu quả hoạt động logistics trong các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Kiểm toán hoạt động công cụ nâng cao hiệu quả hoạt động logistics trong các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP KHI THỰC HIỆN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP KHI THỰC HIỆN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Ứng dụng phương pháp chi phí mục tiêu trong thiết kế sản phẩm đáp ứng mong đợi của khách hàng

Ứng dụng phương pháp chi phí mục tiêu trong thiết kế sản phẩm đáp ứng mong đợi của khách hàng

Đối tác
HAA
ACCA
CPA AUSTRALIA
ICAEW
Quảng cáo
PACE
Fast Accounting Online
CIMA
RSM DTL Auditing – Member RSM network
Tổng công ty du lịch Sài Gòn | Saigontourist
Smart Train
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN CHUẨN VIỆT
Đại Học Ngân Hàng - Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh