- Chi phí môi trường theo hướng dẫn của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) và ủy ban Phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (UNDSN)
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam về giá trị hợp lý và công cụ tài chính
- Hồ sơ kiểm toán - nhận thức về chức năng và tổ chức hồ sơ
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại do các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam thực hiện
- Về áp dụng tỷ giá trong kế toán Thuế Xuất nhập khẩu và Thuế Tiêu thụ đặc biệt theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Nghị định 08/2015/NĐ-CP
Kế toán tài sản cố định trên cơ sở kế toán dồn tích đầy đủ
|
Trong bài viết đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số 148+149, đã có ý kiến là các Trường Đại học tự chủ cần thiết phải áp dụng kế toán dồn tích đầy đủ, mới có được những thông tin hữu ích cho người sử dụng. Vậy khi áp dụng kế toán dồn tích đầy đủ thì Chế độ kế toán tài sản cố định (TSCĐ) hiện hành, áp dụng cho các Trường Đại học tự chủ sẽ thay đổi như thế nào.
Bài viết tiếp tục bàn về những bất cập trong chế độ kế toán TSCĐ, áp dụng cho các Trường Đại học tự chủ và giải pháp hoàn thiện Chế độ kế toán TSCĐ phù hợp với cơ chế tài chính mới của các trường.
Hiện nay, các Trường Đại học tự chủ đang áp dụng Chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-TC ngày 30/3/2006, và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010, của Bộ Tài chính. Theo chế độ này, kế toán TSCĐ có một số bất cập sau:
Quy định này phù hợp với những đơn vị nhận kinh phí và quyết toán kinh phí hoạt động hoặc theo dự án. Còn với các Trường Đại học tự chủ là những đơn vị hạch toán độc lập, tự hoạt động trên số vốn và tài sản (TS) Nhà nước giao thì việc hạch toán như trên là không hợp lý vì Trường Đại học tự chủ lấy thu bù chi và tuân theo nguyên tắc phù hợp. Hơn nữa, cách hạch toán này sẽ cung cấp thông tin không chính xác về mức hao phí TS trong mỗi kỳ kế toán. Từ đó, không có thông tin chính xác về hiệu quả tài chính của các Trường Đại học tự chủ trong mỗi kỳ.
Bút toán trên cho thấy trường Đại học tự chủ cũng ước tính mức độ hao mòn của TSCĐ theo thời gian sử dụng, nhưng giá trị hao mòn TSCĐ được ghi giảm TS ròng mà không tính vào các khoản chi trong kỳ. Cách ghi này không phù hợp với các Trường Đại học tự chủ vì không phản ánh được đầy đủ giá trị TS đã tiêu hao trong kỳ.
Số chênh lệch thu lớn hơn chi do nhượng bán TSCĐ được bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung các quỹ hoặc phải nộp Ngân sách.
Việc hạch toán các khoản thu và chi trên cùng TK 5118, sau đó bù trừ giữa thu và chi, không tách biệt giữa thu và chi nên thông tin về các khoản thu và các khoản chi của nhà trường trong Báo cáo kết quả hoạt động là không đầy đủ. Hơn nữa, các khoản thu và khoản chi này, không phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động làm cho người đọc báo cáo không biết được các giao dịch gì đã xảy ra trong kỳ kế toán.
Như vậy, một số nội dung trong Chế độ kế toán TSCĐ hiện hành áp dụng cho các trường Đại học tự chủ không còn phù hợp với cơ chế tài chính mới. Ban lãnh đạo nhà trường thiếu thông tin chính xác về hiệu quả tài chính trong mỗi kỳ kế toán để đánh giá, cũng như đưa ra các kế hoạch phát triển nhà trường. Do đó, việc hoàn thiện chế độ kế toán áp dụng cho các trường Đại học tự chủ là rất cần thiết, trong giai đoạn hiện nay.
Các trường Đại học tự chủ phải tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động cho chi thường xuyên, chi đầu tư và tự chịu trách nhiệm về tài chính. Lãnh đạo trường có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, TS của Nhà nước. Kế toán dồn tích đầy đủ đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lý TS, ra các quyết định của lãnh đạo nhà trường, cung cấp thông tin cho các đối tượng khác kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực tài chính và kết quả hoạt động của trường. Khi kế toán trên cơ sở dồn tích đầy đủ, những bất cập trong Chế độ kế toán TSCĐ cần được sửa đổi, bổ sung bằng các giải pháp sau:
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần. Đồng thời, TSCĐ góp phần đưa lại các khoản thu cho nhà trường trong suốt quá trình sử dụng. Do đó, theo nguyên tắc phù hợp, phần giá trị hao mòn của TSCĐ sẽ được ghi nhận dần vào các khoản chi trong thời gian sử dụng hữu ích. Mỗi kỳ sử dụng TS kế toán tính mức độ hao mòn và ghi sổ như sau: Nợ TK “Các khoản chi” /Có TK “Hao mòn TSCĐ”. Cách hạch toán này giúp nhà trường có thông tin đầy đủ, chính xác về các khoản chi đã phát sinh trong mỗi kỳ kế toán.
a) Nếu vay vốn để đầu tư cho TSCĐ đưa vào sử dụng ngay thì số gốc vay sẽ ghi sổ tại thời điểm vay như sau: Nợ TK “Nguyên giá TSCĐ” /Có TK “Phải trả nợ vay”. Còn số lãi vay phải trả sẽ hạch toán vào các khoản chi trong suốt thời hạn vay: Nợ TK “Các khoản chi” /Có TK “Tiền mặt”, “Tiền gửi ngân hàng”,…
b) Nếu vay vốn để đầu tư cho TSCĐ đang trong quá trình xây dựng hoặc mua sắm kéo dài thì cả gốc vay và lãi vay đều được hạch toán vào nguyên giá TSCĐ. Số gốc vay hạch toán như sau: Nợ TK “Xây dựng cơ bản dở dang” /Có TK “Phải trả nợ vay”, còn lãi vay phải trả định kỳ kế toán ghi: Nợ TK “Xây dựng cơ bản dở dang” /Có TK “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”. Khi việc mua sắm, xây dựng hoàn thành, bắt đầu đưa TSCĐ vào sử dụng, kế toán xác định nguyên giá TSCĐ và ghi sổ: Nợ TK “Nguyên giá TSCĐ” /Có TK “Xây dựng cơ bản dở dang”.
Kết luận
Với cơ chế tài chính mới của các trường Đại học tự chủ thì một số nội dung trong Chế độ kế toán TSCĐ hiện hành, không còn phù hợp. Để có được những thông tin kế toán chính xác, đầy đủ, hữu ích cho người sử dụng thì cần sửa đổi cách hạch toán hao mòn TSCĐ, cách ghi nhận các khoản thu, chi về nhượng bán TSCĐ, bổ sung hướng dẫn kế toán cho nghiệp vụ mua sắm, xây dựng TSCĐ từ nguồn vốn vay trên cơ sở kế toán dồn tích đầy đủ./.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Tài chính (2012), Hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, NXB Tài chính.
- Bộ Tài chính (2013), 26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, NXB Lao động.
Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán – Bài của Ths. Kiều Thị Thu Hiền