- Thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ để quản lý rủi ro trong doanh nghiệp và tổ chức ở Việt Nam
- Hội tụ kế toán quốc tế ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Kế toán trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Ghi nhận doanh thu hàng khuyến mại theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
- Hoàn thiện quy định về kế toán các giao dịch bằng ngoại tệ
Định hướng hoàn thiện hành nghề dịch vụ kế toán đáp ứng yêu cầu hội nhập trong điều kiện hiện nay
|
Hiệp định khung thống nhất khu vực được đại diện các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á - ASEAN ký kết ngày 15/12/1995 (Chính phủ Brunei Darassulam, Cộng hòa Indonesia, Malaysia, Cộng hòa Philippines, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái Lan, Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) với 14 điều quy định về các vấn đề về dịch vụ, trong đó có chuyển giao, thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề kế toán trong khu vực. Có thể tóm tắt lộ trình thừa nhận lẫn nhau như sau:
- Giai đoạn 1 (2015-2016): thành lập ủy ban giám sát và hình thành văn phòng, báo cáo đánh giá chứng chỉ kế toán ASEAN (dự thảo báo cáo đánh giá chứng chỉ kế toán ASEAN và lưu hành để lấy ý kiến các thành viên, tổng hợp các ý kiến và trình ủy ban chứng chỉ kế toán ASEAN, chỉnh sửa và hoàn thiện).
- Giai đoạn 2 (2016-2017): trình bày chuẩn mực và các tiêu chí để làm giảm bớt rào cản, tìm hiểu những rào cản hiện tại và chiến lược giảm nhẹ từng rào cản thông qua báo cáo đánh giá, phê chuẩn báo cáo đánh giá và hình thành chứng chỉ kế toán ASEAN.
- Giai đoạn 3 (2018-2919): thống nhất, phê chuẩn chứng chỉ kế toán ASEAN và hướng dẫn áp dụng.
Như vậy có thể nói rằng, để đáp ứng được các yêu cầu về chứng chỉ và cung cấp dịch vụ trong khối ASEAN chỉ còn là thời gian ngắn, mang tính chất bắt buộc vì thế chúng ta cần phải triển khai nhanh nếu không sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi thậm chí ngay cả trên “sân nhà”. Cần phải xác định được những thách thức, đưa ra những giải pháp giải quyết là yêu cầu cần thiết.
- Level 1 - Kế toán các yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh: bao gồm Tài sản và sự vận động của tài sản; nguồn vốn và nợ phải trả; doanh thu, chi phí và xác định kết quả. Với mức độ này sẽ trang bị các kiến thức cơ bản về hạch toán và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính (BCTC).
- Level 2 - BCTC riêng: mục đích của BCTC; cơ sở và phương pháp lập BCTC; các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC; mối quan hệ giữa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với các chỉ tiêu trên BCTC. Với mức độ này sẽ trang bị kiến thức về công tác chuẩn bị, lập và trình bày BCTC
- Level 3 - Các nghiệp vụ điều chỉnh: ngoài các nghiệp vụ thông thường thì còn nhiều nghiệp vụ điều chỉnh như các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; các nghiệp vụ sai sót, gian lận và chữa sổ kế toán; các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng
- BCTC hợp nhất: mục đích của BCTC hợp nhất; đối tượng sử dụng BCTC hợp nhất; nguyên tắc lập và trình bày BCTC hợp nhất; các nghiệp vụ điều chỉnh cơ bản khi lập BCTC hợp nhất (ở cấp độ giản đơn và cấp độ phức tạp)
- Pháp luật kế toán và đạo đức nghề nghiệp: bao gồm pháp luật kế toán của từng quốc gia (cơ quan ban hành về hệ thống pháp lý về kế toán; các nội dung cơ bản của các quy định về kế toán, điều kiện và quy trình học tập, đăng ký thi và hành nghề,...) và pháp luật kế toán quốc tế (cơ ban ban hành và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, của một số quốc gia tiên tiến,…); đạo đức nghề nghiệp kế toán là đòi hỏi bắt buộc.
- Level 1- KTQT cơ bản: Các vấn đề cơ bản về KTQT như bản chất, mục đích, sự khác biệt so với Kế toán tài chính, KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, KTQT xây dựng định mức, lập dự toán,...
- Level 2 - KTQT nâng cao: Bao gồm các vấn đề về KTQT lựa chọn các phương án kinh doanh; KTQT chiến lược,...
Ngoài ra, các môn học liên quan khác như thuế, tài chính doanh nghiệp, kiểm toán,... cũng phải có sự đồng nhất.
Việc quản lý hành nghề còn phát sinh các vấn đề đó là đối với các trường hợp kế toán viên của Việt Nam di chuyển tự do sang các nước khu vực để hành nghề dịch vụ hay các cá nhân Việt Nam thành lập công ty dịch vụ kế toán ở các nước khu vực với đội ngũ nhân viên, vừa là Việt Nam vừa là nước sở tại, hay công ty dịch vụ kế toán ở tại Việt Nam có ký hợp đồng vụ việc với nước ngoài nên phải cử kế toán viên hành nghề sang nước đấy thực hiện dịch vụ và ngược lại thì nên được quản lý hành nghề như thế nào? Điều này đòi hỏi, cần có quy định hành nghề thống nhất trong khu vực khi có sự thừa nhận lẫn nhau và dịch chuyển dịch vụ kế toán.
Như vậy, phải khẳng định rằng, khi hội nhập về dịch vụ hành nghề kế toán khu vực đó là các yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, quản lý hành nghề,... đều bắt buộc phải tuân theo quy định chung của khu vực. Lộ trình thừa nhận lẫn nhau đã có, vì thế chúng ta cần thiết khẩn trương tiến hành các giải pháp mới có thể đạt được những đòi hỏi của quá trình hội nhập và thừa nhận này như là đồng nhất nội dung về môn học kế toán; Xác định ngôn ngữ sử dụng chung của khu vực; Đồng nhất về đăng ký và quản lý hành nghề, … /.
Tài liệu tham khảo:
- ACCA (2015), Hội thảo Gia nhập TPP và AEC - thời cơ và thách thức đối với kế toán kiểm toán Việt Nam.
- Jakarta, ASEAN Integration in Service.
- http://www.asean.org.
Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán – Bài của PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ * Học viện Tài chính