- Bút toán điều chỉnh: từ lý thuyết đến thực hành (From theory to practice)
- Kế toán Việt Nam 30 năm tiếp tục đổi mới và phát triển
- Sử dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng trong hoạt động kiểm toán (Techniques for evidence collection in auditing activities)
- Phát triển nguồn lực kế toán, kiểm toán chất lượng cao
- Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Bàn về các nguyên tắc kế toán trong Luật Kế toán 2015
|
Trong bối cảnh Luật Kế toán số 88/2015/ QH13 (Luật Kế toán 2015), ban hành ngày 20/11/2015, với nhiều nội dung sửa đổi so với Luật Kế toán ban hành trước đó. Tác giả bài viết có một số ý kiến trao đổi về một trong những nội dung có sự thay đổi trong Luật Kế toán mới đó là về yêu cầu và nguyên tắc kế toán. Nội dung bài viết chia làm hai phần:
Phần 1: Một số lý luận cơ bản về nguyên tắc và yêu cầu kế toán.
Phần 2: ý kiến cụ thể về quy định về nguyên tắc, yêu cầu kế toán trong luật Kế toán số 88/2015/QH13.
NTKT là một trong những nội dung quan trọng của khoa học kế toán, được xem như là kim chỉ nam của một hệ thống kế toán nhất định. Hệ thống các NTKT là lý thuyết có tính khả biến và tương đối, tạo nền tảng cơ sở cho việc ghi nhận, đo lường các đối tượng kế toán trong những hoàn cảnh điều kiện cụ thể. Tính chất khả biến của NTKT được hiểu là khả năng lựa chọn áp dụng NTKT này hay NTKT khác, trong việc xử lý những giao dịch có cùng bản chất. Điều này mở ra cho kế toán khả năng linh hoạt, trong việc xử lý thông tin, nhưng mặt khác nó cũng có thể làm cho thông tin kế toán mất đi độ tin cậy và thiếu tính so sánh, nếu bị áp dụng một cách tùy tiện, thiếu nhất quán. Vì lẽ đó, các NTKT có khuynh hướng được quy ước thống nhất và đưa vào khung pháp lý kế toán.
Trong hệ thống pháp lý kế toán hiện hành của Việt Nam, các NTKT căn bản được quy định tại Điều 7, Chương I, Luật Kế toán Việt Nam (Số 03/2003/QH11) ngày 17/6/2003; Các NTKT áp dụng cho doanh nghiệp, quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 01. Và vừa mới đây nhất, tại Điều 6, Chương I, Luật Kế toán 2015. Các quy định này bước đầu tạo nền tảng pháp lý cho việc vận dụng các NTKT, góp phần đảm bảo tính tin cậy và hữu ích cho thông tin kế toán. Tuy vậy, theo quan điểm của tác giả bài viết, còn một số vấn đề cần xem xét, chỉnh sửa và thay đổi, đặc biệt là trong Luật Kế toán 2015.
- Yêu cầu kế toán là các tiêu chuẩn định tính đối với thông tin kế toán, nhằm thỏa mãn một cách tin cậy và hữu ích nhu cầu thông tin kinh tế - tài chính của các đối tượng sử dụng. Sự xung đột lợi ích giữa các đối tượng sử dụng thông tin kế toán với chủ thể quản lý và người làm công tác kế toán, có thể dẫn tới những vi phạm các tiêu chuẩn này. Do vậy, để đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên, yêu cầu kế toán cần được thể chế hóa trong văn bản pháp lý kế toán cao nhất, đó là Luật Kế toán.
- NTKT là quy tắc có thể lựa chọn để ghi nhận, đo lường các đối tượng kế toán. Đặc điểm của các NTKT là tính khả biến, nghĩa là khả năng lựa chọn NTKT này hoặc NTKT khác, làm cơ sở cho việc xử lý các giao dịch có cùng bản chất trong cùng hoàn cảnh tương tự. Đây chính là điểm khác biệt căn bản của NTKT với yêu cầu kế toán.
Hiện nay, trong Luật Kế toán 2015 còn trộn lẫn hai phạm trù này, sự phân định không rõ ràng đó sẽ được chỉ ra tại mục hai của bài viết.
- NTKT cơ bản không phải là quy tắc xử lý thông tin kế toán duy nhất, mà nó chỉ mang tính phổ thông áp dụng cho đại bộ phận các đối tượng kế toán, trong đại bộ phận các trường hợp. Bên cạnh nguyên tắc cơ bản còn có các quy tắc mang tính cục bộ, áp dụng cho một hay một số đối tượng trong một số trường hợp.
- Phạm vi điều chỉnh của Luật Kế toán là các loại hình đơn vị kế toán, trong khi đó NTKT áp dụng cho kế toán doanh nghiệp và kế toán công có thể là khác nhau, dẫn đến cách hiểu không nhất quán giữa Luật Kế toán và VAS -01;
Tuy nhiên, trong giai đoạn trước mắt, giá trị hợp lý rất khó trở thành cơ sở đo lường chủ yếu đối với kế toán Việt Nam, do chúng ta còn thiếu các điều kiện để giá trị hợp lý đảm bảo được tính tin cậy của nó trong đo lường kế toán. Nói cách khác, về ngắn và trung hạn, giá trị hợp lý chưa thể là cơ sở đo lường mang tính phổ thông để áp dụng cho đại bộ phận các đối tượng kế toán, tại hầu hết các thời điểm tính giá (ghi nhận ban đầu, sau ghi nhận ban đầu, lập báo cáo kế toán). Mặc dù vậy, trong khuôn mẫu lý thuyết kế toán tới đây, nếu hình thành thì rất cần đưa vào những quy định về giá trị hợp lý một cách chuẩn tắc và có hệ thống: Định nghĩa, phương pháp xác định, điều kiện áp dụng, đối tượng và trường hợp sử dụng giá trị hợp lý (hiện nay, những vấn đề này chỉ được đề cập một cách rải rác và chưa đầy đủ, tại một số chuẩn mực kế toán có liên quan đến sử dụng giá trị hợp lý như: VAS03, VAS04; VAS11; VAS14,...).
Tại Mục này, tác giả sẽ đưa ra một số ý kiến tập trung vào các NTKT quy định trong Luật Kế toán 2015.
Khoản 2: “Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng một cách nhất quán trong kỳ kế toán năm, trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính”.
Thực chất, đây là nguyên tắc nhất quán.
Khoản 3: “Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ phát sinh”.
Đây là nội dung có liên quan đến nguyên tắc khách quan. Tuy nhiên, một số quy định tại Khoản 3 là các yêu cầu kế toán, không thuộc về NTKT như: Đầy đủ, đúng thực tế, đúng kỳ kế toán.
Khoản 4: “Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền, đầy đủ chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị phải được công khai tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này”.
Thực chất, đây là yêu cầu kế toán về tính công khai báo cáo tài chính, không thuộc về NTKT.
Khoản 5: “Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch báo cáo tài chính của đơn vị kế toán”
Quy định này thuộc về nguyên tắc thận trọng. Tuy nhiên, phần nội dung in nghiêng thuộc yêu cầu kế toán về tính trung thực.
Khoản 6: “Việc lập, trình bày BCTC phải đảm bảo phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch”.
Thực chất, đây là nội dung của nguyên tắc khách quan
Từ thực trạng trên, tác giả xin đề xuất một số hướng cải thiện như sau:
Tại mỗi Khoản của Điều 6 cần gọi rõ tên nguyên tắc
Lược bỏ những nội dung trùng với yêu cầu kế toán, hoặc chuyển sang Điều 5 quy định về yêu cầu kế toán./.
Tài liệu tham khảo
- Luật Kế toán Việt Nam 2015.
- Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
- Giáo trình Nguyên lý kế toán, NXB Tài chính 2014- Chủ biên GS.TS Đoàn Xuân Tiên, TS. Lê Văn Liên, Th.s Nguyễn Thị Hồng Vân
Thông tin tác giả
Ths Nguyễn Thị Huế
Giảng viên Bộ môn Lý thuyết Hạch toán Kế toán - Khoa Kế toán - Học viện Tài chính.
Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam – Bài của Ths Nguyễn Thị Huế, Giảng viên Bộ môn Lý thuyết Hạch toán Kế toán - Khoa Kế toán - Học viện Tài chính.