- Cơ sở hình thành các phương pháp xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại doanh nghiệp sản xuất
- Làm rõ các quy định của chuẩn mực đạo đức nghề cho kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp
- Kế toán giảm trừ doanh thu theo Chuẩn mực kế toán VN và Chế độ kế toán hiện hành của VN
- Phân tích BCTC (Khả năng sinh lợi của Tài sản và Khả năng sinh lợi của Chi phí)
- Kế toán môi trường tại Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế
Ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán quốc tế đến kế toán Việt Nam
|
Sự phát triển theo hướng quốc tế hoá các chuẩn mực kế toán là hết sức cần thiết nhằm tạo ra "ngôn ngữ chung" và "sân chơi đạt tiêu chuẩn" sẽ làm tăng hiệu quả thị trường thế giới và tăng khả năng hợp tác tìm kiếm vốn góp, tăng phần cạnh tranh có hiệu quả.
Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) là một tổ chức độc lập có mục tiêu nhằm đạt được sự thống nhất trong các nguyên tắc kế toán mà các doanh nghiệp (DN) và các tổ chức trên thế giới sử dụng để lập báo cáo tài chính (BCTC). Uỷ ban này được điều hành bởi một hội đồng gồm đại diện của 13 nước thành viên và trên 4 tổ chức thành viên khác. Tất cả các thành viên của IASC đều là các chuyên gia kế toán hàng đầu thuộc Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC). IASC đã xây dựng được hệ thống các IAS cơ bản có thể vận dụng ở các quốc gia khác nhau trên cơ sở tiêu chuẩn hoá và hài hoà đáp ứng xu hướng toàn cầu hoá hiện nay đặc biệt là hài hoà và thống nhất trong việc lập và trình bày các BCTC. Vì vậy, có nhiều quốc gia quan tâm đến việc nghiên cứu, xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán quốc gia trên cơ sở vận dụng IAS trong đó có Việt Nam. Do đó, Việt Nam đã cập nhật và ban hành mới các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) cho phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình kinh tế của Việt Nam. Trong hệ thống VAS ban hành có rất nhiều chuẩn mực đề cập đến công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh (KQKD) nhưng thực tế hiện nay công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí, KQKD của các DN vẫn còn bị ảnh hưởng của một số chuẩn mực kế toán quốc tế.
Công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí, kết quả bị chi phối bởi rất nhiều chuẩn mực kế toán quốc tế như công tác kế toán chi phí bị chi phối bởi chuẩn mực hàng tồn kho IAS 02, kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu được trình bày chủ yếu trong chuẩn mực doanh thu IAS 18, kế toán KQKD được quy định chủ yếu trong chuẩn mực lãi, lỗ ròng trong kỳ IAS 08. Để công tác kế toán chi phí, doanh thu, kết quả sử dụng các IAS cơ bản nêu trên, còn bị sự ảnh hưởng của một số chuẩn mực kế toán quốc tế khác. Xin đưa ra cụ thể sự ảnh hưởng công tác kế toán chi phí, doanh thu, kết quả của IAS: 01, 10, 12, 14, 22.
- Doanh thu bán hàng
- Doanh thu hoạt động tài chính
- Chi phí kinh doanh
- Chi phí tài chính
- Lãi (lỗ) hoạt động kinh doanh
- Lãi (lỗ) từ hoạt động thông thường
- Lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính
- Chi phí cho thuế
- Các khoản bất thường
- Lãi (lỗ) ròng của cả niên độ
Ngoài ra, DN cần phải trình bày trong Báo cáo thu nhập hoặc phần thuyết minh BCTC, phần phân tích các khoản chi phí theo cách phân loại chi phí dựa trên bản chất và chức năng của các khoản mục chi phí này trong DN. Nếu phân loại theo chức năng thì phải công bố trên báo cáo thuyết minh các mục: Chi phí khấu hao tài sản vật chất, Chi phí hao mòn tài sản phi vật chất, Chi phí lương công nhân viên. Những thông tin này được tổng hợp từ các sổ kế toán tổng hợp của DN.
Theo IAS 10 - “Các khoản mục ngẫu nhiên và các sự kiện xảy ra sau ngày lập Bảng tổng kết tài sản”: Những sự kiện xảy ra sau ngày lập Bảng CĐKT nhưng trước ngày phát hành báo cáo đó có thể dẫn đến việc cần điều chỉnh tài sản hay công nợ hoặc phải thuyết minh thêm. Tuy nhiên, không phải tất cả các sự kiện xảy ra sau ngày lập Bảng CĐKT trước ngày phát hành báo cáo đều phải phản ánh và điều chỉnh lại báo cáo, mà chỉ có những sự kiện phải cung cấp thêm những bằng chứng bổ sung cho những sự kiện đã tồn tại vào ngày lập Bảng CĐKT. Khi kế toán doanh thu, trường hợp hàng đã bán, đã ghi nhận doanh thu từ các kỳ báo cáo trước, nhưng các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại do kém phẩm chất... xảy ra ở thời điểm BCTC đã lập xong nhưng chưa phát hành thì sẽ phải điều chỉnh chỉ tiêu doanh thu, chi phí, kết quả của kỳ báo cáo và các chỉ tiêu khác có liên quan trong Bảng CĐKT và Báo cáo KQKD.
- Trên 50% doanh thu của bộ phận đó là doanh thu bán hàng ra bên ngoài.
- Doanh thu bán hàng của bộ phận phải lớn hơn hoặc bằng 10% tổng giá trị tương ứng của toàn DN.
- Tổng doanh thu bán hàng ra bên ngoài của các bộ phận phải báo cáo chiếm ít nhất 75% tổng doanh thu ra bên ngoài của toàn DN. Nếu điều kiện này không thoả mãn thì phải hạ thấp điều kiện 2 cho tới khi thoả mãn điều kiện này.
Kết quả bộ phận là lợi nhuận hoạt động trước khi trả các chi phí trụ sở chính của công ty, thu nhập, chi phí hoạt động đầu tư, hoạt động bất thường, thuế thu nhập....
Việc hạch toán doanh thu, chi phí, kết quả của từng bộ phận phải đảm bảo tính cân đối, cụ thể:
- Nếu kết quả bộ phận phản ánh chi phí khấu hao thì tài sản được khấu hao phải được đưa vào phần tài sản bộ phận.
- Tài sản do hai hoặc nhiều bộ phận cùng sử dụng thì chỉ phân bổ cho các bộ phận khi doanh thu và chi phí liên quan đến những tài sản này cũng được phân bổ cho bộ phận đó.
- Cân đối giữa thông tin của các bộ phận báo cáo và các BCTC tổng hợp về doanh thu, kết quả, tài sản và công nợ từng bộ phận.
Khi công bố thông tin trên BCTC của bộ phận phải trình bày:
- Doanh thu bán cho khách bên ngoài và doanh thu từ các bộ phận khác.
- Kết quả của từng bộ phận
- Chi phí khấu hao.
- Các chi phí khác không phải bằng tiền.
- Các loại sản phẩm và dịch vụ của từng bộ phận.
Tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức kế toán doanh thu, chi phí kết quả nói riêng trong DN là một trong những vấn đề cơ bản và được đặt ra đầu tiên với mọi đơn vị thuộc mọi lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Tổ chức công tác kế toán hợp lys sẽ phát huy được tối đa vai trò của kế toán và làm cho kế toán trở thành công cụ đắc lực cho công tác quản lý. Do đó, thông qua việc phân tích các chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí, kết quả trong các DN của tác giả, phần nào làm rõ hơn về nền tảng lý luận công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí, kết quả để giúp cho các DN có cơ sở lý luận để xây dựng được công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí kết quả trong DN đạt được yêu cầu quản lý của DN cũng như phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng DN./.
Tài liệu tham khảo
- Phan Đức Dũng (2007), Kế toán Mỹ, NXB Thống kê;
- Nguyễn Phú Giang (2009), Kế toán quốc tế, NXB Tài chính;
- Hệ thống kế toán Pháp;
- Vương Đình Huệ (2000), Các mô hình kế toán cơ bản và ảnh hưởng của chúng đến cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC DN, NCKH tài chính kế toán số 6;
- Liên đoàn Kế toán quốc tế, Uỷ ban thực hành kiểm toán quốc tế (07/1992), Những chuẩn mực và nguyên tắc kiểm toán quốc tế, Công ty kiểm toán Việt Nam.
Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán – Bài của TS. Hà Thị Thúy Vân - Đại học Thương mại