- Thông báo sinh hoạt Hội viên Chi hội 25 tháng 11/2024
- Thông báo sinh hoạt Hội viên tháng 3 năm 2023
- Thông báo hội phí và phí sinh hoạt năm 2018 của Hội Kế Toán TP Hồ Chí Minh
- Gần 24.000 cá nhân đăng ký tài khoản giao dịch khai điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà
- Khóa đào tạo chuyên sâu về IFRS của Bộ Tài chính
Tính tuân thủ chuẩn mực kế toán và kiểm toán ở VN do Ngân hàng thế giới (WB) công bố
Sáng Thứ Sáu, 15/12/2017 vừa qua, Bộ Tài chính đã kết hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi hội thảo tại KS Caravelle TP HCM, để nghe WB công bố kết quả khảo sát về tính tuân thủ các chuẩn mực kế toán và kiểm toán của VN trong việc lập và kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) ở VN. Dưới đây là một số đánh giá của WB cũng như những kiến nghị nhằm giúp xây dựng một hệ thống kế toán, kiểm tóan vững chắc, thông qua việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tồn tại một hệ thống BCTC và kiểm toán chất lượng cao.
Tình hình hiện tại
- Chất lượng BCTC của các đơn vị có lợi ích công chúng tại VN hiện chưa nhất quán với thông lệ quốc tế tốt nhất;
- Nhiều đơn vị có lợi ích công chúng hiện đang được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán trong nước có năng lực và nguồn lực hạn chế;
- Nhu cầu đổi mới BCTC còn thấp do người sử dụng BCTC chưa đánh giá được đầy đủ lợi ích của BCTC;
- Các hiệp định thương mại khu vực và quốc tế sẽ làm gia tăng nhu cầu về BCTC chất lượng cao;
- Chính phủ cũng đã nhận thấy cần thiết có những cải cách trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và đã thông qua “Chiến lược Kế toán và Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030”.
Khuyến nghị
- Luật Kế toán và Luật Kiểm toán độc lập cần ngắn gọn hơn, tập trung vào nguyên tắc và bỏ bớt các yêu cầu chi tiết;
- VN cần áp dụng đầy đủ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) cho các đơn vị có lợi ích công chúng;
- Luật Kế toán sửa đổi của giai đoạn tới nên có quy định rõ ràng hơn nữa về việc lập và trình bày BCTC cho mục đích chung phải tuân thủ hoàn toàn các quy định của Chuẩn mực BCTC VN/ Chuẩn mực Kế toán VN và các hướng dẫn chi tiết đi kèm được soạn lập tuân thủ với IFRS thay vì các quy định đặc thù;
- VN cần có một cơ chế để đảm bảo chuẩn mực kế toán VN bao gồm cả chuẩn mực kiếm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán luôn được cập nhật với các chuẩn mực quốc tế.
- Trong kỳ sử đổi sắp tới của Luật Kế toán, Bộ Tài chính cần đưa ra khung quy định về BCTC toàn diện và đa dạng;
- Trong khung quy định này các đơn vị có lợi ích công chúng cần phải lập và nộp BCTC tuân thủ chuẩn mực BCTCT quốc tế được VN áp dụng;
- Công tác kiểm tra, giám sát cần được hiện đại hóa;
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cần được nâng cao quy trình về rà soát chất lượng kiểm toán;
- Việc áp dụng quy trình xử phạt có thể giúp nâng cao tính nhất quán và minh bạch trong việc báo cáo, giải quyết vi phạm và xử phạt;
- Cơ quan quản lý Nhà nước nên công bố báo cáo về công tác kiểm tra, giám sát.
- VN cần cần hướng tới xây dựng, phát triển một tổ chức phù hợp để thực hiện nhiệm vụ giám sát nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
- Đào tạo kế toán là lĩnh vực quan trọng nhất cần được tập trung trong quá trình xây dựng ngành nghề kế toán và kiểm toán tại VN;
- Trọng tâm của chương trình đào tạo nên chuyển dần từ việc giảng dạy các quy định kế toán trong nước sang hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế để theo kịp lộ trình áp dụng của Chính phủ.
Tham dự buổi hội thảo trên có các công ty kiểm toán quốc tế (The Big Fours) và các công ty kiểm toán trong nước, các thầy, cô ở trường đại học, các cơ quan quản lý nhà nước như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán.
Buổi hội thảo đã được kết thúc vào lúc 12 giờ trưa cùng ngày.
Ô.Vũ Đức Chính, Vụ Trưởng Vụ Chế độ KTKT phát biểu khai mạc
Ban tổ chức gồm WB, Vụ Chế độ KTKT (BTC) và ICAEW
Ô. Nguyễn Tấn Tài, Phó Chủ tịch Hội Kế toán TP Hồ Chí Minh
PGS TS Đăng Văn Thanh, Chủ tịch Hội KTKT Việt Nam (VAA)
Sinh hoạt tháng 11/2024 chi hội 25 ngày 15/11/2024
Thời gian: Sáng thứ năm ngày 23 tháng 03 năm 2023 (Từ 8h – 11h30)