- Thông báo sinh hoạt Hội viên Chi hội 25 tháng 11/2024
- TP.Hồ chí Minh thu ngân sách 11 tháng ước đạt 88,34% dự toán.
- Thông báo sinh hoạt Hội viên tháng 11/2017
- Sinh hoạt định kỳ tháng 9 năm 2017 của Hội Kế toán TP Hồ Chí Minh
- Sinh hoạt định kỳ tháng 8 năm 2017 của Hội Kế toán TP Hồ Chí Minh
Sinh hoạt định kỳ tháng 11 năm 2017 của Hội Kế toán TP Hồ Chí Minh
Sáng Thứ Năm ngày 29/011/2017, Hội Kế toán TP HCM (HAA) đã tổ chức buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng như thường lệ tại hội trường của Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh ở số 142 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Chủ đề tháng này là “Thế nào là các bên liên quan” (Related parties) do TS Đặng Xuân Cảnh, TGĐ Công ty kiểm toán RSM trình bày. Chủ đề này liên quan đến việc lập BCTC hợp nhất đối với các tập đoàn kinh tế có nhiều công ty con ở trong nước cũng như ở ngoài nước.
Tuy nhiên, theo quy định mới nhất về thuế TNDN năm 2017, tất cả mọi doanh nghiệp (DN) có giao dịch với các bên liên kết (lưu ý: cùng xuất phát từ thuật ngữ “related parties”, nhưng BTC dịch là “các bên liên quan”, TCT lại dịch là “các bên liên kết”), khi nộp báo cáo quyết toán thuế TNDN phải nộp kèm các mẫu 1, 2 3 và 4, để chứng minh giá chuyển giao giữa các DN liên kết là giá của sản phẩm độc lập (giá trị thường), chứ không phải là giá nội bộ.
Vì thế cho nên, việc tìm hiểu thế nào là các bên liên quan hay liên kết là một vấn đề quan trọng, xác định trách nhiệm của của DN khi quyết toán thuế TNDN năm 2017.
Qua phần trình bày của TS Đặng Xuân Cảnh, mọi người đều nhận ra khái niệm về các bên liên quan theo chuẩn mực kế toán có phần rộng rãi hơn khái niệm về các bên liên kết theo Nghị định 20/2017 và Thông tư số 41/2017 về chống thất thu thuế TNDN.
Theo Nghị định 20/2017 và Thông tư 41/2017 chỉ có 10 trường hợp được xem là các bên liên kết. Tuy nhiên, khái niệm về các bên liên kết của cơ quan thuế như trường hợp số 7 của Nghị định 20/2017 dưới đây thì bên chuẩn mực kế toán lại không có. Đó là (nguyên văn):
“Hai DN được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hợp đồng kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ như vợ, chồng, cha để, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh em re6e, chị em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột”.
Phải nói đây là một quy định quá chặt chẻ. Do vậy, các DN khi nộp báo cáo quyết toán thuế năm 2017 cần nắm vững 10 trường hợp được quy định trong Nghị định số 20/2017, đặc biệt trường hợp thứ 7 nói trên để lập hồ sơ giá chuyển giao theo đúng quy định hiện hành và kê khai nộp thuế TNDN theo đúng pháp luật.
Ngoài ra, cần lưu ý thêm về chi phí lãi vay giữa các DN có quan hệ liên kết. Kể từ tháng 5/2017, chi phí lãi vay không được vượt quá 20% của lợi nhuận chưa có khấu hao, lãi vay và thuế TNDN. Nếu DN vi phạm quy định này, toàn bộ số tiền trả lãi vay sẽ không được xem là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Nhiều câu hỏi do các hội viên nêu lên đã được TS Cảnh giải đáp tận tình, nhưng do thời gian có hạn, nên HAA sẽ tổng hợp và gửi lại TS Cảnh để giải đáp qua trang Web của HAA.
Buổi sinh hoạt chuyên đề đã kết thúc vào lúc 11:30 AM trong ngày đúng như kế hoạch.
Sinh hoạt tháng 11/2024 chi hội 25 ngày 15/11/2024
Thế nào là “Các bên liên quan” (Related parties) hay còn gọi là “Các bên liên kết” theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP