Tin tức - Sự kiện
- Thông báo sinh hoạt Hội viên Chi hội 25 tháng 10/2024
- Thông báo sinh hoạt Hội viên tháng 3 năm 2023
- Thông báo sinh hoạt Hội viên tháng 01/2021
- Thông báo sinh hoạt Hội viên tháng 11/2018
- ACCA ký kết triển khai chứng chỉ phối hợp lập báo cáo tài chính quốc tế
Đại hội Kế toán thế giới (WCOA) và Hoạt động của Đoàn đại biểu Việt Nam (VAA)
Trong 4 ngày, từ 5/11 đến 8/11/2018, tại Sydney, Australia đã diễn ra Đại hội Kế toán quốc tế (World Conference of Acountants - WCOA) lần thứ 20 và lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên đoàn Kế toán thế giới, với sự tham dự của gần 6.000 đại biểu đến từ 170 tổ chức nghề nghiệp của hơn 130 quốc gia trên thế giới. WCOA lần thứ 20 được đồng tổ chức bởi Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), Hiệp hội Kế toán Úc - New Zealand (CA ANZ) và CPA Úc (CPAA).
Đoàn đại biểu của Việt Nam do PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Ủy viên BCH IFAC làm trưởng đoàn. VAA là tổ chức thành viên chính thức (Full member) của Liên đoàn kế toán thế giới (IFAC) từ năm 1998. Đại hội Kế toán quốc tế tổ chức 4 năm một lần tại các quốc gia khác nhau. Chủ đề chính của WCOA 2018 là những thách thức toàn cầu, các nhà lãnh đạo toàn cầu về tương lai nghề kế toán và những nhận thức mới, những yêu cầu đổi mới kế toán trên phạm vị thế giới.
Đại hội Kế toán thế giới lần thứ 20 là diễn đàn nghề nghiệp và là cơ hội để nhà lãnh đạo tài chính, lãnh đạo kế toán các nước gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ về khó khăn, thách thức và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Ngoài VAA tham dự với tư cách là thành viên chính thức của IFAC, Việt nam còn có đại diện của Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA) tham dự đại hội với tư cách là Hội viên liên kết của IFAC. Ở châu Á, có 7 tổ chức nghề nghiệp, thành viên của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA) là thành viên của IFAC, với hơn 70 đại biểu đã tham dự Đại hội, đó là: Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore và Việt Nam.
Đoàn đại biểu đông nhất đến từ Australia, New Zeland và Nigeria với hơn 700 người tham gia đại hội. Trong tiến trình Đại hội, đoàn đại biểu Việt Nam đã có những cuộc tiếp xúc giao lưu với Chủ tịch IFAC, với đại biểu đến từ các tổ chức nghề nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, Kenia, Croatia, Hà Lan,...
Sau lễ khai mạc ngắn gọn với bài phát biểu của chủ tịch IFAC Rachel Grimes, Đại hội diễn ra trong 4 ngày với 4 chủ đề lớn: (1) Kinh doanh và kế toán, (2) Mục tiêu mới của nghề nghiệp, (3) Những kinh nghiệm và bài học hay nhất của nghề nghiệp, (4) Bàn về tương lai nghề kế toán. Hàng chục phiên họp với hơn 100 diễn giả đã trình bày, cung cấp thông tin và thảo luận về những thay đổi của kinh tế toàn cầu, vai trò lãnh đạo nghề nghiệp, những đề xuất giải pháp và nhận thức mới về nghề kế toán, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, trong thời đại công nghệ số. Các chuyên đề đã cung cấp nhiều kiến thức mới, nhiều nhận thức mới về kinh doanh, về tài chính, kế toán và kiểm toán, về nâng cao năng lực tổ chức nghề nghiệp. Các đại biểu tham dự đại hội có cơ hội học hỏi, trải nghiệm, giao lưu kết nối trong môi trường nghề nghiệp thân thiện và khám phá những bước phát triển mới trong lĩnh vực kế toán trên phạm vi toàn cầu.
Rất nhiều bài trình bày có giá trị, như bài của GS. Niall Ferguson (Đại học Harvard): Những biến động tài chính và thách thức kinh tế toàn cầu; Michael Woodworf (Cựu Giám đốc điều hành, hợp tác Olympus): Kinh nghiệm xử lý những vụ bê bối kế toán gây sốc trên trên thế giới; Hoàng tử Xứ Wales: Kế toán là một giải pháp cho nền kinh tế phát triển và rất nhiều ý kiến về những cái nhìn khác nhau của các khía cạnh nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, những dự báo tương lai của nghề nghiệp, những nhận thức mang tính toàn cầu, sự nhìn nhận và hiểu biết về bối cảnh, đặc điểm kinh tế xã hội và những truyền thống văn hóa nghề nghiệp của các quốc gia. Đại hội nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo nhiều tổ chức thế giới đối với nghề nghiệp, như bài phát biểu của cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki- Moon, cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, Yanis Varoufakis. Chủ tịch nhiệm kỳ mới của IFAC đã phát biểu bế mạc đại hội và công bố Ấn độ là nước chủ nhà đăng cai WCOA lần thứ 21 vào năm 2022.
Trước thềm Đại hội, ngày 31/10 và ngày 1/11/2018, Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành với sự tham dự của các Tổ chức nghề nghiệp chính chức của 98 quốc gia. Chủ tịch VAA Đặng Văn Thanh, đại biểu chính thức của IFAC, đã cùng Ông Phạm ngọc Hoàng Thanh, Giám đốc Smartrain, đại diện cho Việt Nam tham dự họp BCH và thực hiện nghĩa vụ thành viên chính thức của IFAC. Hội nghị BCH đã thảo luận và bỏ phiếu thông qua, quyết định 12 vấn đề quan trong của IFAC trong nhiệm kỳ 2018-2022, trong đó có chiến lược và kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính, xem xét tư cách Hội viên, kết nạp mới một hội viên lên kết (Latvia) và đình chỉ tư cách thành viên của hai hội viên, bầu chủ tịch, phó chủ tịch IFAC, lãnh đạo một số Ủy ban của IFAC. Chủ tịch IFAC nhiệm kỳ 2018-2022 là Tiến sĩ In-Ki Joo, người Hàn Quốc, là học giả hàng đầu về kế toán, là Giáo sư danh dự tại Trường Đại học Yonsei.
Nhân dịp Đại hội WCOA, Hiệp hội Kế toán các nước ASEAN (AFA) với sự hỗ trợ của CPA Úc đã tổ chức phiên họp lần thứ 127 của Hội đồng tại Sydney ngày 3/11/2018. Tham gia Hội nghị, đại diện cho VAA gồm có: Chủ tịch Đặng Văn Thanh và các thành viên Ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh, Bà Dương Thị Kim Chi, Bà Chu Thị Mỹ Duyên. Cuộc họp đã thảo luận và quyết đinh nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có nội dung sửa đổi Điều lệ AFA, chiến lược của AFA, khả năng áp dụng IFRS ở các nước, biện pháp nâng cao năng lực các tổ chức nghề nghiệp, bàn và thảo luận về điều kiện kết nạp hội viên mới,... Chủ tịch Đăng Văn Thanh đã thông báo các hoạt động của VAA trong đó có Đại hội nhiệm kỳ 6 vào năm 2019 và dự định tổ chức hội thảo quốc tế về tương lai nghề nghiệp kế toán ở khu vực, ở Việt Nam.
Đoàn đại biểu của Việt Nam do PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Ủy viên BCH IFAC làm trưởng đoàn. VAA là tổ chức thành viên chính thức (Full member) của Liên đoàn kế toán thế giới (IFAC) từ năm 1998. Đại hội Kế toán quốc tế tổ chức 4 năm một lần tại các quốc gia khác nhau. Chủ đề chính của WCOA 2018 là những thách thức toàn cầu, các nhà lãnh đạo toàn cầu về tương lai nghề kế toán và những nhận thức mới, những yêu cầu đổi mới kế toán trên phạm vị thế giới.
Đại hội Kế toán thế giới lần thứ 20 là diễn đàn nghề nghiệp và là cơ hội để nhà lãnh đạo tài chính, lãnh đạo kế toán các nước gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ về khó khăn, thách thức và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Ngoài VAA tham dự với tư cách là thành viên chính thức của IFAC, Việt nam còn có đại diện của Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA) tham dự đại hội với tư cách là Hội viên liên kết của IFAC. Ở châu Á, có 7 tổ chức nghề nghiệp, thành viên của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA) là thành viên của IFAC, với hơn 70 đại biểu đã tham dự Đại hội, đó là: Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore và Việt Nam.
Đoàn đại biểu đông nhất đến từ Australia, New Zeland và Nigeria với hơn 700 người tham gia đại hội. Trong tiến trình Đại hội, đoàn đại biểu Việt Nam đã có những cuộc tiếp xúc giao lưu với Chủ tịch IFAC, với đại biểu đến từ các tổ chức nghề nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, Kenia, Croatia, Hà Lan,...
Sau lễ khai mạc ngắn gọn với bài phát biểu của chủ tịch IFAC Rachel Grimes, Đại hội diễn ra trong 4 ngày với 4 chủ đề lớn: (1) Kinh doanh và kế toán, (2) Mục tiêu mới của nghề nghiệp, (3) Những kinh nghiệm và bài học hay nhất của nghề nghiệp, (4) Bàn về tương lai nghề kế toán. Hàng chục phiên họp với hơn 100 diễn giả đã trình bày, cung cấp thông tin và thảo luận về những thay đổi của kinh tế toàn cầu, vai trò lãnh đạo nghề nghiệp, những đề xuất giải pháp và nhận thức mới về nghề kế toán, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, trong thời đại công nghệ số. Các chuyên đề đã cung cấp nhiều kiến thức mới, nhiều nhận thức mới về kinh doanh, về tài chính, kế toán và kiểm toán, về nâng cao năng lực tổ chức nghề nghiệp. Các đại biểu tham dự đại hội có cơ hội học hỏi, trải nghiệm, giao lưu kết nối trong môi trường nghề nghiệp thân thiện và khám phá những bước phát triển mới trong lĩnh vực kế toán trên phạm vi toàn cầu.
Rất nhiều bài trình bày có giá trị, như bài của GS. Niall Ferguson (Đại học Harvard): Những biến động tài chính và thách thức kinh tế toàn cầu; Michael Woodworf (Cựu Giám đốc điều hành, hợp tác Olympus): Kinh nghiệm xử lý những vụ bê bối kế toán gây sốc trên trên thế giới; Hoàng tử Xứ Wales: Kế toán là một giải pháp cho nền kinh tế phát triển và rất nhiều ý kiến về những cái nhìn khác nhau của các khía cạnh nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, những dự báo tương lai của nghề nghiệp, những nhận thức mang tính toàn cầu, sự nhìn nhận và hiểu biết về bối cảnh, đặc điểm kinh tế xã hội và những truyền thống văn hóa nghề nghiệp của các quốc gia. Đại hội nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo nhiều tổ chức thế giới đối với nghề nghiệp, như bài phát biểu của cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki- Moon, cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, Yanis Varoufakis. Chủ tịch nhiệm kỳ mới của IFAC đã phát biểu bế mạc đại hội và công bố Ấn độ là nước chủ nhà đăng cai WCOA lần thứ 21 vào năm 2022.
Trước thềm Đại hội, ngày 31/10 và ngày 1/11/2018, Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành với sự tham dự của các Tổ chức nghề nghiệp chính chức của 98 quốc gia. Chủ tịch VAA Đặng Văn Thanh, đại biểu chính thức của IFAC, đã cùng Ông Phạm ngọc Hoàng Thanh, Giám đốc Smartrain, đại diện cho Việt Nam tham dự họp BCH và thực hiện nghĩa vụ thành viên chính thức của IFAC. Hội nghị BCH đã thảo luận và bỏ phiếu thông qua, quyết định 12 vấn đề quan trong của IFAC trong nhiệm kỳ 2018-2022, trong đó có chiến lược và kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính, xem xét tư cách Hội viên, kết nạp mới một hội viên lên kết (Latvia) và đình chỉ tư cách thành viên của hai hội viên, bầu chủ tịch, phó chủ tịch IFAC, lãnh đạo một số Ủy ban của IFAC. Chủ tịch IFAC nhiệm kỳ 2018-2022 là Tiến sĩ In-Ki Joo, người Hàn Quốc, là học giả hàng đầu về kế toán, là Giáo sư danh dự tại Trường Đại học Yonsei.
Nhân dịp Đại hội WCOA, Hiệp hội Kế toán các nước ASEAN (AFA) với sự hỗ trợ của CPA Úc đã tổ chức phiên họp lần thứ 127 của Hội đồng tại Sydney ngày 3/11/2018. Tham gia Hội nghị, đại diện cho VAA gồm có: Chủ tịch Đặng Văn Thanh và các thành viên Ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh, Bà Dương Thị Kim Chi, Bà Chu Thị Mỹ Duyên. Cuộc họp đã thảo luận và quyết đinh nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có nội dung sửa đổi Điều lệ AFA, chiến lược của AFA, khả năng áp dụng IFRS ở các nước, biện pháp nâng cao năng lực các tổ chức nghề nghiệp, bàn và thảo luận về điều kiện kết nạp hội viên mới,... Chủ tịch Đăng Văn Thanh đã thông báo các hoạt động của VAA trong đó có Đại hội nhiệm kỳ 6 vào năm 2019 và dự định tổ chức hội thảo quốc tế về tương lai nghề nghiệp kế toán ở khu vực, ở Việt Nam.
(Toàn thể thành viên tham dự Hội đồng AFA 127 tại Úc)
Trong chương trình hoạt động tại Úc, Đoàn đại biểu VAA đã đến thăm và làm việc với CPA Úc tại trụ sở của Hội ở Melbourne. Lãnh đạo CPA Úc đã thông tin cho Đoàn về hoạt động của Hội và chia sẻ với Đoàn về kinh nghiệm phát triển và quản lý Hội viên trên phạm vi toàn cầu.
(Đoàn của VAA làm việc với CPA Úc)
theo VAA
Xem thêm
Sinh hoạt tháng 10/2024 chi hội 25 ngày 18/10/2024
Thời gian: Sáng thứ năm ngày 23 tháng 03 năm 2023 (Từ 8h – 11h30)
Một số lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2020
Hướng dẫn quyết toán thuế TNDN năm 2018